menu

Danh mục tin

"Giải ngố" về xe ô tô điện

10:37 - 28/04/2021

Xe ô tô điện là xu hướng của tương lai và bài viết của Tinxe sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại phương tiện mới này.

Vài năm gần đây, xe ô tô điện đã trở thành một trong những xu hướng nổi trội của ngành xe hơi. Hiện tại, hầu như tất cả các hãng xe hơi truyền thống đều đã và đang phát triển các mẫu ô tô điện của riêng mình. Riêng các hãng như Tesla thì chỉ tập trung vào sản xuất xe ô tô điện.

Câu chuyện ô tô điện tưởng chừng như vẫn còn vô cùng mới mẻ và xa lạ với một nước đang phát triển như Việt Nam, thì mới đây, Vinfast tuyên bố đã sẵn sàng để bán ra cho khách hàng Việt mẫu ô tô điện đầu tiên mang tên Vinfast VF e34. Điều này làm thổi bùng lên sự quan tâm của công chúng đối với xe ô tô điện, cấu tạo, cách thức hoạt động của chúng, và những khác biệt của ô tô điện với ô tô truyền thống. 

Trong bài viết này, Tinxe.vn sẽ gửi tới các bạn các kiến thức cơ bản nhất về xe ô tô điện. Mời các bạn cùng theo dõi.

Cấu tạo xe ô tô điện

Một chiếc ô tô điện thường sẽ có ít bộ phận hơn so với ô tô dùng xăng hoặc dầu truyền thống. Thường thì xe điện được cấu tạo bởi thân xe, mô tơ điện, pin, cổng sạc, hộp số, bộ sạc trên xe, ắc-quy phụ, hệ thống tản nhiệt, bộ điều khiển điện tử và bộ đổi điện.

Xe ô tô điện

Các bộ phận chỉnh của xe ô tô điện

Pin là bộ phận chiếm nhiều không gian nhất trên ô tô điện. Các nhà sản xuất thường đặt pin xe ô tô điện ở ngay bên dưới sàn xe. Cả cụm pin của xe ô tô điện được tạo thành bởi những cục pin nhỏ hơn. Ví dụ, trên ô tô điện Tesla Model 3, cụm pin 100kWh được tạo ra từ 7.000 viên pin Panasonic hình trụ.

Trong khi đó, động cơ của xe ô tô điện là mô tơ nên đơn giản hơn rất nhiều so với các loại động cơ đốt trong. Mô tơ sẽ không có các linh kiện như piston, xi-lanh, trục khuỷu, bánh răng... Hộp số của ô tô điện cũng đơn giản hơn và chỉ có một cấp số duy nhất. Xe ô tô điện cũng không có khái niệm mô-men xoắn cực đại.

Để mô tơ nhận được năng lượng từ pin cần có sự hỗ trợ của bộ đổi điện (biến tần). Bộ biến tần có nhiệm vụ đổi dòng điện một chiều (DC) trên pin thành dòng điện xoay chiều (AC) giúp động cơ hoạt động. Thậm chí, khi phanh xe điện biến tần còn có thể chuyển dòng xoay chiều tạo ra trong quá trình phan nạp lại năng lượng cho pin. Đây gọi là công nghệ phanh tái tạo năng lượng của xe ô tô điện.

Xe ô tô điện

Mẫu xe Tesla Model X

Bộ điều khiển điện tử hay còn gọi là bộ điều khiển trung tâm đóng vai trò rất quan trọng trên ô tô điện. Nó quản lý mọi thứ từ phản ứng của chân ga tới quản lý mức pin hay mô-men xoắn...

Một bộ phận quan trọng khác của xe ô tô điện chính là hệ thống làm mát. Nó có nhiệm vụ đảm bảo rằng động cơ mô tơ điện và các bộ phận khác luôn được duy trì ở mức nhiệt độ thích hợp

Nguyên lý ô tô điện

Nguyên lý hoạt động của xe ô tô điện khá đơn giản. Pin cung cấp điện năng cho động cơ mô tô điện để nó tạo ra chuyển động cho xe. Tốc độ của xe có thể được điều chỉnh bằng cách thay đổi tần số cấp điện cho động cơ. Xe điện sẽ có một phạm vi di chuyển nhất định trước khi phải dừng lại để sạc đầy pin.

Xe điện đi được bao xa?

Đây có lẽ là câu hỏi mà ai cũng quan tâm trước khi bỏ tiền ra mua một chiếc ô tô điện. Hiện tại, phạm vi di chuyển trung bình mỗi lần sạc của xe ô tô điện là 291 km. Trong khi đó, chiếc xe ô tô điện có phạm vi di chuyển mỗi lần sạc lớn nhất chính là Tesla Model S với 600 km.

Theo công bố, mẫu xe ô tô điện VF e34 mới vừa ra mắt của VinFast có thể di chuyển được tối đa 300 km mỗi lần sạc đầy.

Đỗ Kỷ

Đánh giá: