Đây là cấu trúc bay nhân tạo nhỏ nhất trên thế giới, không cần động cơ và kích thước chỉ như hạt cát
00:08 - 25/09/2021
Một nhóm kỹ sư đang tự hào rằng họ đã đánh bại tự nhiên bằng cách tạo ra cấu trúc bay nhân tạo nhỏ nhất từ trước tới nay, một vi mạch có cánh hoạt động giống như hạt giống từ cây cối nhưng có khả năng bay tốt hơn.
Video giới thiệu vi mạch biết bay siêu nhỏ của các nhà khoa học tại Đại học Northwestern
Thành tựu này thuộc về một nhóm các nhà khoa học tại Đại học Northwestern ở Illinois, Mỹ, những người đã phát triển thiết bị bay siêu nhỏ, một loại vi mạch biết bay mà có thể quay như máy bay trực thăng. Sáng chế này có kích thước chỉ bằng một hạt cát nhưng có đôi cánh cực nhỏ và thiết kế khí động học cho phép nó trở thành một thiết bị bay có kiểm soát nhờ các cánh quạt gần như không thể thấy bằng mắt thường.

Vậy nó hoạt động như thế nào? Các kỹ sư đã nhìn vào thiên nhiên hoang dã để lấy cảm hứng cho thiết bị bay siêu nhỏ, phân tích hành vi của các loại hạt giống phân tán trong gió khác nhau. Thay vì sử dụng động cơ hoặc mô cơ điện, vi mạch bay nhỏ bé này sử dụng sức mạnh của gió để bay trong không trung, quay tròn với vận tốc thấp. Nó có thể bay ổn định và duy trì trong không trung một thời gian dài, và đây cũng là lý do tại sao nó có thể trở nên hữu ích đối với nhiều ứng dụng khác nhau.

Trong khi thế giới tự nhiên đã thiết kế nên những dạng hạt giống với khí động học rất tinh vi, nhóm nghiên cứu Northwestern tuyên bố thiết bị bay siêu nhỏ của họ còn tuyệt hơn, vì nó nhỏ hơn và có cấu trúc cho phép nó bay với quỹ đạo ổn định hơn và ở tốc độ chậm hơn so với hạt tương đương từ các loài thực vật.

Các kỹ sư đã chế tạo cấu trúc bay này để sử dụng cho những mục đích như theo dõi ô nhiễm không khí, giám sát dân số, theo dõi dịch bệnh, và hơn thế nữa. Mặc dù hiện tại nó trông giống như một thiết bị đơn giản, có giới hạn, nhưng các nhà nghiên cứu nhận thấy tiềm năng của nó trong việc trở thành một thiết bị điện tử thu nhỏ, có chức năng cao. Nó có thể được trang bị những công nghệ thực sự phức tạp, chẳng hạn như cảm biến, ăng-ten tí hơn để giao tiếp không dây, hoặc bộ nhớ để lưu trữ dữ liệu.

Đối với việc vứt bỏ các thiết bị điện tử này khi chúng không còn cần thiết nữa, nhóm nghiên cứu cũng có một kế hoạch có trách nhiệm với môi trường. Theo John Roger, một nhà tiên phong trong lĩnh vực điện tử sinh học và là người đứng đầu dự án, những "microflier" này sẽ là những thiết bị điện tử tạm thời được làm bằng polyme và các chip mạch tích hợp có thể phân hủy tự nhiên khi tiếp xúc với nước.


Bài viết mới nhất
-
Giá xăng dầu hôm nay 21/9/2023: Giá xăng RON 95-III tăng lên 25.740 đồng/lít
17 giờ trước
-
Biển ngũ quý 2 của Nghệ An trúng đấu giá chỉ 810 triệu đồng, các tay cò biển đẹp đang săn lùng gấp đôi
19 giờ trước
-
Thêm 2 người trúng đấu giá biển số nộp tiền, đại gia đấu biển 30K-555.55 hơn 14 tỷ đồng vẫn biệt tăm
22 giờ trước