Thu phí tự động không dừng ETC, nên chọn VETC hay ePass?
12:24 - 25/07/2022
Theo Thông báo số 186/TB-VPCP ngày 27/6/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành kết luận, từ 1/8/2022, Bộ Giao thông Vận tải và các địa phương phải triển khai thu phí hoàn toàn tự động đối với tất cả các tuyến cao tốc.
Hiện tại, các chủ phương tiện có thể đăng ký dịch vụ dán thẻ ETC đối với nhà thẻ ePass của Công ty Cổ phần Giao thông số Việt Nam (VDTC) hoặc thẻ e-Tag của Công ty TNHH thu phí tự động VETC. Nếu đang phân vân không biết nên chọn loại nào thì bạn hãy tham khảo chia sẻ dưới đây.
Thẻ định danh e-Tag của VETC
Thẻ e-Tag VETC là dịch vụ của Công ty TNHH thu phí tự động VETC. Công ty bắt đầu triển khai và cung cấp dịch vụ từ năm 2015.
Ưu điểm của dịch vụ thu phí không dừng VETC và thẻ e-Tag:
- Xuất hiện sớm nhất trên thị trường nước ta.
- Có kinh nghiệm trong việc triển khai thu phí không dừng tại Việt Nam.
Đăng ký sử dụng dịch vụ thu phí không dừng của VETC và dán thẻ e-Tag có thể đến:
- Trung tâm đăng kiểm
- Trạm thu phí của VETC
- Đại lý của VETC. Ngoài ra, bạn cũng có thể dán tại một số số trạm BOT do VETC vận hành.
Cách thức thanh toán:
- Nạp tiền vào tài khoản thông qua Mobile Banking, VNPay,...
Thẻ định danh ePass của VDTC
Thẻ định danh ePass của Công ty Cổ phần Giao thông số Việt Nam (VDTC), đây là công ty thành viên của Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel.
Ưu điểm của ePass:
- Trực thuộc tập đoàn lớn, uy tín tại Việt Nam.
- Đa dạng điểm dịch vụ: VDTC có điểm dịch vụ trên khắp 63 tỉnh thành.
- Thanh toán tiện lợi, có thể rút tiền ra một cách dễ dàng.
- Có nhiều khuyến mãi hấp dẫn.
Địa điểm đăng ký dịch vụ:
- Viettel Store, Viettel Post
- Trung tâm đăng kiểm
- Các điểm, trạm thu phí có ePass
Cách thức thanh toán: Liên kết trực tiếp với thẻ ngân hàng hoặc ví Viettel Pay. Hệ thống sẽ tự động trừ tiền trên tài khoản Viettel Pay mà không cần khách hàng chuyển tiền qua tài khoản ePass.
Khi nạp tiền vào Viettel Pay, bạn có thể thanh toán ở tất cả các điểm chấp nhận ví điện tử này (siêu thị, nhà hàng, thanh toán điện nước,...) và rút được tiền ra một cách tiện lợi.
Điểm chung của 2 loại thẻ e-Tag của VETC và ePass (VDTC) là:
- Miễn phí dán thẻ lần đầu (trong thời gian giới hạn)
- Phí dán lại 120.000 đồng
- Vị trí dán: Kính lái hoặc đèn xe
- Bên cạnh việc đăng ký sử dụng bằng hình thức trực tiếp đến trạm thu phí, hoặc đăng ký online thì cả 2 thẻ định danh này đều được cung cấp dịch vụ dán tại nhà.
Như vậy, có thể thấy ePass đang có lợi thế hơn ở chỗ hình thức thanh toán. Nhờ liên kết với thẻ ngân hàng hoặc ví điện tử mà việc thanh toán diễn ra nhanh chóng và tiện lợi hơn. Điều này cũng góp phần giải quyết được nỗi lo hết tiền trong tài khoản.
Hiện VETC đã triển khai được 79 trạm thu phí, là đơn vị đầu tiên triển khai dịch vụ thu phí không dừng. Còn VDTC đang quản lý 35 trạm. Tuy nhiên, nếu dán thẻ ePass vẫn có thể đi qua trạm VETC và ngược lại.
Theo Điểm c Khoản 4 Điều 5 Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi và bổ sung từ Nghị định 100/2019/NĐ-CP, điều khiển xe không đủ điều kiện để thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng (xe không gắn thẻ đầu cuối hoặc hoặc gắn thẻ đầu cuối mà số tiền trong tài khoản thu phí không đủ) mà đi vào làn đường dành riêng cho việc thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng tại các trạm thu phí sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng. Bên cạnh đó, người vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng GPLX lái 1 - 3 tháng.
Bài viết mới nhất
-
Các mẫu xe Hyundai được đại tu Google Maps trước khi chuyển hoàn toàn sang hệ điều hành Android Auto
9 giờ trước
-
Doanh số SUV hạng A tháng 11/2024: Toyota Raize giảm phong độ, bị Hyundai Venue vượt mặt
Hôm qua lúc 01:27
-
Ra mắt Toyota Urban Cruiser EV 2025 - SUV thuần điện "cùng mâm" với VinFast VF6
Hôm qua lúc 00:52