Daimler - công ty mẹ của Mercedes - có kế hoạch phòng ngừa "ông trùm" ô tô Trung Quốc
Duy Thành 16:45 - 05/05/2018
- OMODA & JAECOO Việt Nam được trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư22/10/2024
- Đánh giá GAC M8: Một phiên bản Toyota Alphard giá rẻ hơn01/10/2024
- Chery xác định Việt Nam là trung tâm sản xuất ô tô chủ lực của Đông Nam Á, bên cạnh Malaysia24/09/2024
Theo chia sẻ của ban lãnh đạo Daimler, họ có một kế hoạch dự phòng để tự bảo vệ tập đoàn khỏi bất cứ đề nghị giá thầu tiếp quản không mong muốn nào có thể xảy ra nếu như nhà đầu tư người Trung Quốc mới của họ bất ngờ trở nên nguy hiểm.
Ông Lí Thư Phúc, người sáng lập của Geely và cũng là chủ sở hữu của thương hiệu Volvo, đã mua lại 9,7% cổ phần của Daimler với cái giá gần 9 tỷ USD vào tháng 2/2018. "Ông trùm" ngành ô tô Trung Quốc kể từ đó có phát biểu sẽ không gia tăng thêm cổ phần của mình trong Daimler, bởi 9,7% đã là con số lớn nhất đối với một cổ đông cá nhân của tập đoàn sở hữu Mercedes-Benz.
CEO của Geely trở thành cổ đông cá nhân lớn nhất ở Daimler, công ty mẹ của Mercedes-Benz, là một câu chuyện được người trong ngành rất quan tâm
“Chúng tôi đã đối phó với một tình huống tiếp quản về mặt giả thuyết như thế và có sự chuẩn bị sẵn sàng, nhưng không có lí do gì để nghĩ về chuyện đó trong trường hợp này,” CEO Dailmer, ông Dieter Zetsche, nói với cánh phóng viên ở triển lãm ô tô Bắc Kinh 2018 diễn ra hồi tuần trước.
Thêm vào đó, ông Zetsche cũng nói rằng cho tới lúc này, không có một dấu hiệu nào cho thấy ông Lí đang cân nhắc một hành động có tính thù địch. “Đương nhiên, chúng tôi có những kế hoạch cho một tình huống như thế, nhưng không nói ra, bởi nếu làm như thế thì sẽ mất đi nửa hiệu lực rồi.” ông Zetsche chia sẻ.
Ông Zetsche nói rằng ông ấy “hoàn toàn thoải mái” với tình hình nắm giữ cổ phần hiện tại. Hơn nữa, CEO của Daimler cũng không yêu cầu bất kỳ sự bảo đảm nào từ ông Lí trong cuộc thảo luận tiếp theo của họ. Bất cứ hành động nào xảy ra tiếp theo cũng sẽ rất tốn kém, ông Zetsche khẳng định, vì giờ đây thị trường đã bắt đầu định giá theo một giá thầu có thể đưa ra bởi ông chủ của Geely.
Ông Lí Thư Phúc, người sáng lập Geely, đã bỏ ra gần 9 tỷ USD để mua lại 9,7% cổ phần ở Daimler
Bản thân ông Lí cũng đã có một bước tiếp cận ít gây ồn ào sau khi nói với tờ báo Bild của Đức rằng ông ấy không cần hỗ trợ cũng như không phải xin phép chính phủ Trung Quốc trước khi nhắm vào một biểu tượng công nghiệp Đức. Trong một bài phỏng vấn với Bloomberg, nhà đầu tư chiến lược của Geely nói ông ấy không cần sự hiệp lực thông thường để chi trả khoản đầu tư gần 9 tỷ USD, gợi ý rằng ông ấy sẽ hoàn toàn vui vẻ nhận lấy một phần chia lợi tức giống như các cổ đông khác.
Ông Zetsche nói rằng các cuộc hội đàm với ông Lí chủ yếu xoay quanh mong ước hợp tác, và hai người không hề đi xa hơn chuyện trao đổi quan điểm đơn giản về cách thức ngành ô tô đang phát triển đồng thời bắt tay với nhau có thể mang tới những cơ hội tốt hơn trong tương lai.
“Không có gì là cụ thể, và cũng chả có gì được quyết định,” CEO của Daimler nói. “Chúng tôi còn không ở vị trí để thực sự xác định các khu vực cần điều tra, nhưng đây chỉ là các bước đầu nên chuyện đó hoàn toàn bình thường. Mọi thứ vẫn rất thân mật và có tính xây dựng.”
Tuy nhiên, nếu như ông Lí bảo đảm được nhiều vốn hơn và nhận được sự hỗ trợ chính trị từ chính phủ Trung Quốc để tạo nên một động thái lớn ở Daimler, thì đây cũng sẽ không phải là lần đầu tiên đối với một nhà sản xuất xe Đức, vốn được cho là trong sạch nhưng hóa ra lại có mưu đồ đen tối.
Trước đây, Porsche cũng từng có khởi đầu là một nhà đầu tư thân thiện vào Volkswagen khi họ đưa ra thông báo lần đầu trong tháng 9 năm 2005 về kế hoạch nắm lấy 20% cổ phần. Họ đã giữ im lặng trong khi tiếp tục âm thầm bổ sung thêm cổ phần của mình. Tuy nhiên, đến cuối cùng, Porsche đã tỏ thái độ thù địch và muốn mua lại cả Volkswagen thông qua việc được hỗ trợ tài chính bằng cách sử dụng chính nguồn tiền dự trữ của Volkswagen.
Câu chuyện giữa Volkswagen và Porsche từng khiến bao người đau đầu trước đây
Nỗi sợ cắt việc làm, sự phản đối của công đoàn lao động và bang Lower Saxony của Đức đã khiến kế hoạch thất bại. Các cổ đông chủ chốt từ cả hai công ty đã đi đến một thỏa thuận trong năm 2009 rằng Porsche sẽ tiếp tục là cổ đông lớn nhất của tập đoàn Volkswagen Group với cái giá sa thải CEO Porsche khi đó là Wendelin Wiedeking và giám đốc tài chính Holger Haerter.
>>> Chủ tịch Geely suýt mua cả BMW trước khi đầu tư gần 9 tỷ USD vào Daimler