Sau TP. HCM, Hà Nội áp dụng xử phạt người không đeo khẩu trang nơi công cộng
17:16 - 07/08/2020
- Hà Nội lập 39 chốt kiểm soát, quyết tâm dập dịch Covid-1904/09/2021
- Cần Thơ bắt đầu sử dụng xe chuyên dụng của THACO để tiêm vắc-xin lưu động13/08/2021
- Dịch COVID-19 cập nhật sáng ngày 12/8: Việt Nam ghi nhận 4.642 ca nhiễm mới, trong đó 1.256 ca lây nhiễm cộng đồng12/08/2021
Kể từ hôm nay, 7/8/2020, Hà Nội sẽ tiến hành xử phạt người không đeo khẩu trang nơi công cộng nhằm siết chặt việc chủ động phòng, chống dịch Covid-19.
Trước đó vào ngày 25/7, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành văn bàn yêu cầu người dân thành phố tiếp tục thực hiện các biện pháp chống dịch như rửa tay và đeo khẩu trang ở nơi công cộng. Tuy nhiên kể từ đó đến nay, nhiều người dân vẫn chưa nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.
Chính vì vậy, trong cuộc họp trực tuyến của Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19 với các bộ, ban ngành chức năng và một số tỉnh, thành phố diễn ra vào sáng nay, thành phố Hà Nội đã đề xuất việc tiến hành xử phạt những người không đeo khẩu trang nơi công cộng.
Hiện nay, ý thức chủ động phòng chống dịch của người dân là giải pháp quan trọng để ngăn ngừa mầm bệnh lây lan, vì vậy ngoài biện pháp tuyên truyền, vận động, việc đeo khẩu trang nơi công cộng, rửa tay sát khuẩn và giữ khoảng cách an toàn là vô cùng cần thiết.
Không chỉ Hà Nội mà các tỉnh, thành phố khác như TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thanh Hóa cũng đã áp dụng việc xử phạt không đeo khẩu trang nơi công cộng nhằm nâng cao ý thức phòng, chống dịch dịch Covid-19. Vậy mức phạt áp dụng cho người không đeo khẩu trang nơi công cộng là bao nhiêu?
Mức xử phạt không đeo khẩu trang nơi công cộng
Theo Khoản 1 Điều 11,Nghị định 176/2013/NĐ-CP, hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế (không đeo khẩu trang nơi công cộng) sẽ bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
Nghị định 176/2013/NĐ-CP
"Điều 11. Vi phạm quy định về áp dụng biện pháp chống dịch
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế;..."
Thẩm quyền xử phạt hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng
Theo Điều 89 Điều 90 Nghị định 176/2013/NĐ-CP, thẩm quyền xử phạt hành chính đối với hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng thuộc về Chủ tịch UBND cấp xã, thanh tra y tế.
Nghị định 176/2013/NĐ-CP
"Điều 89. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân 1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng, phòng, chống HIV/AIDS, bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
...
Điều 90. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra y tế 1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 300.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS, bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;..."
Lan Châu
Bài viết mới nhất
-
Doanh số sedan hạng D tháng 10/2024: Không xe nào bán được hơn 100 chiếc, Mazda6 bám sát nút Toyota Camry
17 giờ trước
-
Dàn siêu xe trăm tỷ đồng tụ tập tại Tp.HCM, Lamborghini Aventador SVJ màu độc đã lâu mới tái xuất
23 giờ trước
-
Honda Việt Nam giới thiệu Vision 2025 với màu sơn nâu đen mới lạ
Hôm qua lúc 16:29