menu

Cảm biến áp suất lốp có cần thiết không? Nên bỏ ra vài triệu để lắp thêm cảm biến áp suất lốp?

18:12 - 26/01/2023

Cảm biến áp suất lốp là trang bị thường thấy trên nhiều mẫu xe ngày nay, đồng thời cũng phổ biến trên thị trường phụ tùng ô tô. Tuy không quá cần thiết nhưng việc lắp đặt thiết bị này sẽ mang lại nhiều lợi ích trong quá trình sử dụng xe.

Lốp xe là bộ phận rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề an toàn của người ngồi trên xe. Đã có rất nhiều vụ tai nạn xảy ra do lốp. Đặc biệt vào mùa hè, việc chăm sóc lốp xe càng cần phải kỹ lưỡng hơn, các chủ xe nên thường xuyên kiểm tra lốp xe của mình xem lốp đã đủ áp suất hay chưa, mòn nhiều hay ít.

Nhiều mẫu xe ô tô hiện đại được bổ sung cảm biến áp suất lốp, giúp chủ xe không cần phải kiểm tra thủ công bằng tay và mắt thường. Dù đem lại lợi ích nhưng nếu xe chưa được trang bị tính năng này thì có nên lắp thêm cảm biến áp suất lốp không? Dưới đây là câu trả lời.

Cảm biến áp suất lốp là gì?

Cảm biến áp suất lốp (Tire Pressure Monitoring System – TPMS) là thiết bị điện tử có chức năng giám sát áp suất bên trong lốp xe, gồm 4 cảm biến lắp ở lốp xe ô tô. Hiện nay có 2 loại chính là cảm biến áp suất lốp gắn trong với van cảm biến thay cho van của lốp xe ban đầu, hoặc cảm biến áp suất lốp gắn ngoài sử dụng đầu cảm biến gắn vào đầu van của bánh xe.

Theo nghiên cứu chỉ ra, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến những vụ tai nạn thương tâm thì có 57% là do lốp xe quá non và 20% là do lốp xe qua căng. Do đó, cảm biến áp suất lốp là trang bị thường thấy trên nhưng mẫu ô tô ngày nay và thậm chí tại Mỹ hay các nước Châu Âu, hệ thống cảm biến này là bắt buộc nếu muốn xe có đủ điều kiện bán ra thị trường.

Với những chiếc xe được lắp đặt sẵn cảm biến áp suất lốp, hệ thống sẽ báo đèn cảnh báo trên bảng đồng hồ khi một hay nhiều lốp xe có áp suất không đạt chuẩn.

Với những chiếc xe được lắp đặt sẵn cảm biến áp suất lốp, hệ thống sẽ báo đèn cảnh báo trên bảng đồng hồ khi một hay nhiều lốp xe có áp suất không đạt chuẩn.

Tại sao nên trang bị cảm biến áp suất lốp?

Lốp xe là một bộ phận quan trọng giúp ô tô di chuyển, chúng tiếp xúc trực tiếp với mặt đường và tác động đến trải nghiệm của người dùng. Đối với những người có nhiều kinh nghiệm lái xe, họ có thể cảm nhận việc lốp xe bị trượt hoặc có lốp bị non hơi, nhưng với những "tài mới" thì sẽ rất khó để nhận sự khác biệt và đó cũng là lý do chính khiến cảm biến áp suất lốp trở thành một trang bị hữu ích.

Cảm biến áp suất lốp cũng là trang bị được nhiều người dùng lựa chọn lắp đặt thêm, đi kèm màn hình hiển thị lắp đặt riêng.

Cảm biến áp suất lốp cũng là trang bị được nhiều người dùng lựa chọn lắp đặt thêm, đi kèm màn hình hiển thị lắp đặt riêng.

Trường hợp lốp xe bị non, diện tích tiếp xúc giữa lốp xe với mặt đường lớn hơn khi lốp căng hơi. Điều này đồng nghĩa với việc tỉ lệ ma sát với mặt đường của lốp sẽ lớn hơn, từ đó gia tăng nhiệt độ của lốp. Nếu không can thiệp kịp thời, việc lốp non hơi đi đường nhựa nhiều sẽ làm giảm tuổi thọ của lốp, chủ xe sẽ phải tốn nhiều chi phí hơn, ô tô khi thay lốp sẽ cần phải thay theo cặp (trước hoặc sau) hoặc đủ cả 4 lốp chứ không thể thay đúng 1 lốp.

Nếu chỉ thay 1 lốp, sự chênh lệch về chất lượng bề mặt cao su giữa các lốp sẽ khiến lốp cũ nhanh mòn hơn, ảnh hưởng đến hệ thống lái và hệ thống treo của xe, từ đó gây mất an toàn khi điều khiển. Thêm vào đó, Việt Nam là nước có mùa hè nắng nóng gay gắt, nhiệt độ mặt đường có thể lên tới 50 – 60 độ, nếu di chuyển bằng lốp non hơi trong thời gian dài rất dễ bị nổ lốp.

Áp suất trong lốp thấp khiến diện tích tiếp xúc giữa lốp và mặt đường gia tăng.

Áp suất trong lốp thấp khiến diện tích tiếp xúc giữa lốp và mặt đường gia tăng.

Trong trường hợp lốp xe quá căng, khi di chuyển xe vào ổ gà, cảm giác xóc nảy sẽ khiến trải nghiệm lái xe trở nên tồi tệ, khó kiểm soát và đồng thời tạo thêm áp lực cho hệ thống treo. Ngoài ra, một chiếc lốp ô tô được cấu thành từ các sợi bố cao su đan vào nhau và khi áp suất bên trong quá lớn, các sợi bố này sẽ bị kéo căng ra và dồn xuống vị trí tiếp xúc giữa lốp và mặt đường. Nếu chạy trên địa hình không mấy bằng phẳng cũng có thể khiến lốp bị nổ.

Sự chênh lệch giữa áp suất của 4 lốp xe còn có thể khiến xe bị mất thăng bằng, dễ nhoài về 1 bên khi đánh lái, khó kiểm soát. Lốp xe mòn sẽ khiến diện tích tiếp xúc với mặt đường lớn, xe bị giảm tốc độ, người dùng cần phải vào ga nhiều hơn mỗi khi muốn vọt nên tốn nhiên liệu. Do vậy, việc giữ cho áp suất lốp luôn đạt chuẩn còn giúp người sử dụng ô tô tiết kiệm nhiên liệu.

Lốp xe quá căng sẽ khiến xe khó kiểm soát khi vào ổ gà, tạo áp lực lớn lên hệ thống treo.

Lốp xe quá căng sẽ khiến xe khó kiểm soát khi vào ổ gà, tạo áp lực lớn lên hệ thống treo.

Cảm biến áp suất lốp là thiết bị có tầm quan trọng nhất định trong việc bảo đảm an toàn cho người sử dụng xe ô tô. Đây là một trang bị rất cần thiết đối với ô tô và thậm chí còn được nhiều hãng xe sử dụng như một Key Selling Points (điểm bán hàng độc nhất) khi quảng cáo về sản phẩm của mình. Rõ ràng rằng, mẫu nào được bổ sung tính năng này sẽ nhận được lợi thế cạnh tranh.

Nếu ô tô bạn mua chưa có trang bị này thì có thể cân nhắc lắp thêm cho xế cưng của mình. Cảm biến áp suất lốp trên thị trường có rất nhiều mức giá khác nhau, dao động từ hơn 1 - 5 triệu đồng. Theo lời khuyên của nhiều người đã dùng thì nên lắp thiết bị này, đặc biệt là những ai thường xuyên phải chạy xe và lái xe đường trường.

Đánh giá: