menu

Nguyên nhân và cách khắc phục xe ô tô bị bồng bềnh

13:07 - 09/03/2023

Xe ô tô bồng bềnh, chòng chành mang đến cảm giác lái không yên tâm và kém an toàn, làm giảm trải nghiệm của người lái xe.

Trên nhiều mẫu ô tô, đặc biệt là các dòng xe SUV, người lái sẽ có cảm giác xe bị bồng bềnh, chòng chành, thân xe không ổn định, gây sự khó chịu cho hành khách. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Có cách nào khắc phục không? Mời độc giả cùng tham khảo thông tin chi tiết trong bài viết sau.

Thành lốp mỏng

"Gánh" cả chiếc xe và không chỉ đảm bảo an toàn, lốp xe còn đóng vai trò mang đến trải nghiệm lái phấn khích, dễ chịu cho người dùng. Theo chia sẻ của các chuyên gia, thành lốp mỏng cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng xe bồng bềnh, khi di chuyển trên đường có thể tạo cảm giác lệch, không chắc chắn.

Đó là còn chưa kể đến việc lốp thành mỏng dễ bị hỏng khi chạy qua ổ gà vì thành cao su của lốp dễ bị kẹp giữa đường và gờ của vành la-zăng. Điều này khiến vành la-zăng dễ bị cong hoặc trầy xước. Ngoài ra, lốp thành mỏng sẽ ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát xe khi trời mưa hoặc chạy trên mặt đường trơn trượt.

Cách khắc phục: thay lốp có thành dày hơn, lốp thành thấp. Do biên độ nhún ít hơn nên lốp thành thấp sẽ cho cảm giác êm ái, bớt bồng bềnh.

Lốp thành mỏng cũng là một nguyên nhân khiến xe ô tô bồng bềnh.

Lốp thành mỏng cũng là một nguyên nhân khiến xe ô tô bồng bềnh.

Áp suất lốp

Ap suất lốp thấp hơn mức khuyến cáo của nhà sản xuất không chỉ gây mất an toàn, tốn nhiên liệu, gây mòn không đều và làm giảm tuổi thọ của lốp mà còn khiến người dùng có cảm giác lái xe không ổn định, chắc chắn. Bên cạnh đó, sự chênh lệch giữa áp suất của 4 lốp xe cũng khiến xe bị mất thăng bằng, dễ nhoài về một  bên khi đánh lái và khó kiểm soát. 

Trong trường hợp lốp xe quá căng, khi di chuyển qua ổ gà, cảm giác xóc nảy sẽ khiến trải nghiệm lái xe trở nên tồi tệ, khó kiểm soát và đồng thời tạo thêm áp lực cho hệ thống treo. Ngoài ra, một chiếc lốp ô tô vốn được cấu thành từ các sợi bố cao su đan vào nhau, khi áp suất bên trong quá lớn, các sợi bố này sẽ bị kéo căng ra và dồn xuống vị trí tiếp xúc giữa lốp với mặt đường, nếu chạy trên địa hình không bằng phẳng có thể khiến lốp bị nổ.

Cách khắc phục: Việc giữ cho áp suất lốp luôn đạt chuẩn giúp chủ xe tiết kiệm nhiên liệu và nâng cao trải nghiệm dùng. Theo chia sẻ của một số chuyên gia, khi chạy đường xa, chạy với tốc độ cao hoặc di chuyển ở nơi có nhiều ổ gà thì chủ xe nên bơm áp suất lốp cao hơn khuyến cáo của nhà sản xuất một chút, giúp xe có cảm giác đỡ bồng bềnh hơn và lốp ít bị phá khi đi vào ổ gà. Ví dụ, nhà sản xuất khuyến cáo bơm áp suất 2,4 bar thì có thể bơm lên 2,5 - 2,6 bar.

Lốp non hơi sẽ vừa mất an toàn vừa làm giảm trải nghiệm cầm lái.

Lốp non hơi sẽ vừa mất an toàn vừa làm giảm trải nghiệm cầm lái.

Giảm xóc yếu hoặc hỏng

Giảm xóc là một bộ phận quan trọng, góp phần giữ sự cân đối và ổn định cho xe khi chạy trên những đoạn đường xấu. Nhờ bộ phận này mà người ngồi trên xe sẽ có cảm giác thoải mái và êm ái hơn. Nếu giảm chấn quá yếu sẽ không phát huy được công dụng dập tắt các dao động khi đi qua đường xấu, dẫn đến xe bị xóc và có cảm giác bồng bềnh.

Ngoài ra, nếu giảm chấn bị hỏng, chảy dầu, hỏng phớt,... sẽ gây thiệt hại đến nhiều bộ phận khác của xe, làm ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm cũng như mức độ an toàn của hành khách. 

Cách khắc phục: Thay thế bộ giảm chấn mới có chất lượng tốt hơn.

Giảm chấn hỏng hoặc yếu đều làm ảnh hưởng đến khả năng vận hành êm ái, chắc đầm của xe.

Giảm chấn hỏng hoặc yếu đều làm ảnh hưởng đến khả năng vận hành của xe.

Dưới đây là những dấu hiệu cần thay giảm xóc ô tô:

  • Đầu xe bị nhún mạnh khi phanh gấp;
  • Xe bị trượt và chệch hướng;
  • Xe bị lắc lư, rung mạnh;
  • Chảy dầu và phát ra tiếng kêu.

Bên cạnh đó, nệm ghế quá mềm, trục truyền động và phanh bị cong vênh, động cơ hoạt động không ổn định cũng là một trong những nguyên nhân có thể khiến xe bồng bềnh.

Đánh giá: