menu

4WD là gì? Ưu nhược điểm của hệ dẫn động 4WD?

10:50 - 11/11/2022

4WD là từ viết tắt của hệ dẫn động 4 bánh bán thời gian Four Wheel Drive, giúp xe tăng khả năng bám đường khi di chuyển trong điều kiện địa hình lầy lội, gồ ghề...

Hệ dẫn động 4WD thường được sử dụng cho các dòng xe SUV hay xe bán tải như Toyota Fortuner, Mitsubishi Pajero Sport, Ford Ranger, Ford Everest, Nissan Navara, Chevrolet Colorado… Trong khi đó, hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian AWD thường được trang bị cho các các mẫu xe như Audi A8, Subaru Forester, Honda CR-V, Toyota RAV4 hay Mazda CX-3. Vậy hệ dẫn động 4WD là gì? Hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết chi tiết dưới đây.

4WD là gì?

Cầu xe là bộ phận quan trọng nhằm đảm bảo cho bánh ô tô hoạt động cân bằng và lăn bánh trên đường, giúp giảm thiểu tình trạng xe bị lật khi vào cua. Cầu xe nằm giữa trục nối 2 bánh trước hoặc 2 bánh sau của ô tô, gồm hệ thống bánh răng gọi là bộ vi sai. Nếu tính về hệ dẫn động, các mẫu ô tô hiện nay được chia thành 2 loại là xe 1 cầu (dẫn động 2 bánh) và xe 2 cầu (dẫn động 4 bánh).

Xe sử dụng hệ dẫn động 4 bánh 4WD có nhiều ưu điểm về vận hành so với xe 2WD

Xe sử dụng hệ dẫn động 4 bánh 4WD có nhiều ưu điểm về vận hành so với xe 2WD.

Xe 1 cầu và xe 2 cầu có cấu tạo cũng như cách thức hoạt động khác nhau, mỗi loại cầu xe đều có ưu nhược điểm riêng. Tuy nhiên, xe 1 cầu có hạn chế lớn nhất chính là khả năng vận hành chưa có độ linh hoạt cao trên nhiều điều kiện địa hình. Và xe 2 cầu được tạo ra để khắc phục yếu điểm đó.

Xe 2 cầu là loại xe dẫn động 4 bánh và được chia làm 2 loại, bao gồm hệ dẫn động 4 bánh bán thời gian (4WD hay 4x4 - Four Wheel Drive) và hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian (AWD - All Wheel Drive). Trong đó, 4WD là loại dẫn động cho phép người lái lựa chọn di chuyển bằng 1 cầu trước hoặc 1 cầu sau hoặc cả 2 cầu cùng lúc, còn xe dẫn động AWD luôn luôn sử dụng hệ dẫn động 2 cầu trên 4 bánh xe.

Nguyên lý hoạt động của hệ dẫn động 4WD

Hệ thống dẫn động 4 bánh bán thời gian 4WD có cấu tạo gần giống với hệ dẫn động cầu sau với động cơ đặt trước. Điểm khác biệt nằm ở giữa hộp số của xe và trục truyền động có lắp thêm hộp số phụ để gài cầu nhằm phân phối lực kéo giữa cầu trước và cầu sau, giúp mô-men xoắn luôn duy trì ở mức cao nhất, nhờ đó xe vận hành hiệu quả hơn.

Những mẫu xe SUV và bán tải thường được sử dụng hệ dẫn động 4WD để tăng độ bám đường khi di chuyển trên đường gồ ghề, lầy lội

Những mẫu xe SUV và bán tải thường được sử dụng hệ dẫn động 4WD để tăng độ bám đường khi di chuyển trên địa hình gồ ghề, lầy lội.

So sánh hệ dẫn động 4WD và AWD

Hệ dẫn động 4WD và AWD đều có ưu nhược điểm riêng biệt

Hệ dẫn động 4WD và AWD đều có ưu nhược điểm riêng biệt.

Tuy có nhiều ưu điểm, nhưng rõ ràng không phải ở bất cứ điều kiện địa hình nào xe sử dụng dẫn động 4WD cũng hoạt động hiệu quả và khoản này thì hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian AWD lại làm tốt hơn. Dưới đây, Tinxe.vn sẽ so sánh cơ bản 2 loại dẫn động 4 bánh 4WD và AWD để độc giả có thể tham khảo.

Hệ dẫn động Ưu điểm Nhược điểm
Hệ dẫn động 4 bánh bán thời gian 4WD Di chuyển thuận lợi trên địa hình gồ ghề, có tuyết

Khó điều khiển khi vào cua

Không thể sử dụng hiệu quả trên tất cả các địa hình

Hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian (AWD) Vận tốc giữa trục trước và sau linh hoạt, giúp xe di chuyển dễ dàng, ổn định ở nhiều điều kiện địa hình khác nhau

Không có chế độ cầu chậm

Giá thành cao, tiêu hao nhiên liệu lớn

Ưu, nhược điểm của hệ dẫn động 4WD

Theo các chuyên gia tư vấn kỹ thuật, để xe có thể chạy trên nhiều điều kiện địa hình, đặc biệt là đường gồ ghề hay lầy lội thì tất cả 4 bánh của xe ô tô phải được truyền lực. Rõ ràng, hệ dẫn động 4 bánh như 4WD hay AWD thực hiện điều này tốt hơn các loại xe 2WD. Tuy nhiên, hệ dẫn động 4WD cũng có những ưu, nhược điểm cụ thể sau:

Ưu điểm của hệ dẫn động 4WD:

  • Có sức tải tốt nhờ 4 bánh xe vừa làm nhiệm vụ kéo và đẩy xe chuyển động
  • Lực quay vòng của lốp xe rất ổn định vì 4 bánh xe đều được truyền lực
  • Lực bám của lốp xe cao và không bị ảnh hưởng bởi các thay đổi bên ngoài nên xe di chuyển rất ổn định trên đường thẳng, đồng thời tăng hiệu suất khởi hành và tăng tốc của xe.
  • Tài xế chủ động sử dụng chế độ 4WD khi di chuyển trên đường xấu và quay về chế độ 2WD với mặt đường phẳng nên giúp tiết kiệm nhiên liệu.
  • Nhờ lực bám tốt mà xe dẫn động 4WD có thể leo dốc tốt và đặc biệt khả năng chạy trên đường có tuyết/gồ ghề tốt hơn nhiều lần so với xe dẫn động 2 bánh.

Nhược điểm của hệ dẫn động 4WD:

  • Kích thước khá lớn nên tốn diện tích và khiến trọng tâm xe nâng cao lên, gây ảnh hưởng đến khả năng cân bằng xe, nhất là khi vào cua ở tốc độ cao. Theo đó, khi vào cua, vận tốc quay của 2 cầu trước sau là giống nhau nên 2 bánh trước dễ bị trượt. Chính vì thế, các chuyên gia khuyên lái xe không nên gài chế độ 2 cầu nhanh khi đi đường dài bởi sẽ khó kiểm soát tay lái, lốp dễ bị hao mòn, ảnh hưởng xấu đến hệ thống phân phối lực kéo của xe. Để khắc phục hạn chế này, nhiều hãng đã trang bị thêm chế độ gài cầu không khóa vi sai để xe di chuyển an toàn hơn.
  • Không thể sử dụng hiệu quả cho tất cả điều kiện địa hình.
  • Thách thức kỹ năng lái xe của tài xế khi thao tác gài cầu phù hợp với điều kiện địa hình.
  • Trọng lượng lớn khiến xe nặng, tốn nhiều nhiên liệu hơn.
  • Cấu tạo phức tạp hơn và giá thành cao hơn hệ dẫn động 2WD.
Đánh giá: