menu

Hoãn chặng F1 Việt Nam vì Covid-19, thiệt hại kinh tế lớn đến đâu?

12:22 - 15/03/2020

Việc chặng đua F1 Việt Nam bị hoãn không chỉ gây ảnh hưởng về kinh tế đối với đơn vị tổ chức mà còn tạo tác động không nhỏ tới các kế hoạch phát triển du lịch.

Chiều ngày 13/3/2020, Công ty TNHH Vietnam Grand Prix (VGPC) - đơn vị đứng ra tổ chức F1 VinFast Vietnam Grand Prix 2020 - đã chính thức thông báo tạm hoãn chặng đua này trước diễn biến phức tạp, đang có xu hướng leo thang của đại dịch virus corona (Covid-19). Theo đó, VGPC sẽ cùng với UBND thành phố Hà Nội, Tập đoàn F1 và FIA tiếp tục phối hợp để theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trong thời gian tới để sắp xếp lịch đua thay thế phù hợp với điều kiện tình hình ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát trong năm 2020.

Theo kế hoạch ban đầu, chặng đua F1 Việt Nam sẽ được tổ chức từ ngày 3 – 5/4/2020

Theo kế hoạch ban đầu, chặng đua F1 Việt Nam sẽ được tổ chức từ ngày 3 – 5/4/2020

Đây là quyết định đúng đắn vào thời điểm này nhưng dù sao cũng là tin buồn đối với các tín đồ đam mê tốc độ trong lẫn ngoài nước. Ngoài ra, việc chặng đua F1 Việt Nam bị tạm hoãn còn gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế.

Trước đó, ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết tính đến tháng 3/2020, Ban tổ chức đã nhận được đăng ký của 100.000 du khách quốc tế sang Việt Nam để xem chặng đua này. Đồng thời, các cơ sở lưu trú, khách sạn loại 3 – 5 sao xung quanh khu vực đường đua như Crowne Plaza West Hanoi, JW Marriot, Grand Plaza,… vốn đã nhận hợp đồng đặt phòng từ các đội đua nay cũng bị hủy hàng loạt, tiếp tục giáng một đòn nặng nề vào tình hình kinh doanh vốn đã thấp điểm trong giai đoạn gần đây do Covid-19.

Thế nhưng, đơn vị tổ chức VGPC sẽ là bên gặp thiệt hại nặng nề nhất. Việc xây dựng trường đua đường phố vốn vô cùng tốn kém. Với việc hoãn tổ chức, nguồn thu từ tiền vé sẽ không có còn đoạn đường đua F1 Việt Nam vẫn sẽ bị tận dụng làm đường dân sinh và khấu hao là điều không thể tránh khỏi.

Việc chặng đua bị hoãn sẽ tạo nên thiệt hại không nhỏ về mặt kinh tế

Việc chặng đua bị hoãn sẽ tạo nên thiệt hại không nhỏ về mặt kinh tế

Theo trang Raconteur, để xây dựng chặng đua đường phố như F1 Việt Nam, đơn vị tổ chức sẽ cần phải tuyển dụng khoảng 600 nhân sự xây dựng trường đua, trong đó chiếm số đông sẽ là các kỹ sư, công nhân thời vụ. Ngoài ra, phía bên tổ chức sẽ cần phải tính toán chi phí cho hơn 500 tình nguyện viên, nhân viên an ninh và tối thiểu là 120 lính cứu hỏa. Cuối cùng nhưng cũng tốn kém nhất là chi phí thuê các quản lý, chuyên gia và nhân viên tiếp thị. Theo ước tính, tổng chi phí cho mảng nhân sự có thể lên tới 16 triệu USD (khoảng 371 tỷ đồng).

Tại thời điểm này, phần lớn công trình đường đua F1 tại Mỹ Đình đã hoàn thành

Tại thời điểm này, phần lớn công trình đường đua F1 tại Mỹ Đình đã hoàn thành

Tiếp đến, chi phí xây dựng những khán đài cơ động, dựng tạm đúng theo tiêu chuẩn của FIA vào khoảng 14 triệu USD (tương đương với 330 tỷ đồng). Không dừng lại ở đó, đơn vị tổ chức sẽ còn phải chi thêm 4,5 triệu USD (khoảng 104 tỷ đồng) để xây dựng các công trình đảm bảo an toàn như hàng rào, cần cẩu và chuẩn bị khoảng 350 bình chữa cháy đặt cách nhau 15 m trên đường đua để phục vụ công tác cứu hộ.

Bên cạnh đó là các chi phí nhỏ nhặt hơn như thuê văn phòng, địa điểm quảng bá, bảo hiểm,… cộng dồn lại cũng lên tới khoảng 6 – 8 triệu USD. Theo ước tính, trung bình mỗi chặng đua đường phố tổ chức hàng năm sẽ tiêu tốn tới 57 triệu USD (tương đương với 1.300 tỷ đồng).

Lan Châm

Đánh giá: