Vụ tai nạn này cho thấy Tesla Model S rất an toàn và "đáng đồng tiền"
Lê Na 00:00 - 25/01/2018
- Tesla Model S lao xuống sông, cặp đôi leo ra ngoài và đứng trên nóc xe để chụp ảnh12/03/2019
- Nhân viên bán hàng Tesla bị tố cáo "cường điệu hóa" khả năng của Autopilot08/09/2018
- Thêm vụ tai nạn chứng minh độ an toàn và "đáng đồng tiền" của Tesla Model 318/07/2018
Vào sáng sớm hôm 22/1 vừa qua, ở thành phố Culver, bang California, Mỹ, đã xảy ra một vụ tai nạn liên quan đến chiếc xe điện hạng sang Tesla Model S. Theo nguồn tin ban đầu, chiếc Tesla Model S đã rúc gầm ô tô tải ở vận tốc lên đến 65 dặm/h (104 km/h).
Theo tài xế, khi vụ tai nạn xảy ra, chiếc Tesla Model S đang sử dụng hệ thống lái bán tự động Autopilot. Rất may, không có ai bị thương trong vụ tai nạn tốc độ cao này dù phần đầu của chiếc Tesla Model S rúc hẳn dưới gầm của xe cứu hỏa và hỏng nặng.
Vụ tai nạn của chiếc Tesla Model S nhìn từ trên cao
Lực lượng cứu hỏa của thành phố Culver sau đó đã xác nhận thông tin về vụ tai nạn này trên mạng xã hội. Theo lực lượng cứu hỏa, sự việc xảy ra khi họ đang xử lý một vụ tai nạn khác trên cao tốc 405.
Chiếc Tesla Model S rúc gầm xe cứu hỏa
Chính những người lính cứu hỏa có mặt tại hiện trường đã tiết lộ việc tài xế Tesla Model S thừa nhận xe đang dùng hệ thống Autopilot khi vụ tai nạn xảy ra. Khi được các phóng viên hỏi về sự việc này, phát ngôn viên của hãng Tesla đã khẳng định không nhận thông tin về vụ tai nạn. Tuy nhiên, hãng Tesla một lần nữa nhấn mạnh hệ thống Autopilot đòi hỏi người lái vẫn phải tập trung nhìn đường.
"Autopilot chỉ nên được sử dụng khi người lái hoàn toàn tập trung", phát ngôn viên của hãng Tesla nói. Quả thực, Autopilot hiện tại mới chỉ dừng ở mức hệ thống hỗ trợ người lái với những tính năng như phanh tự động. Hiện Autopilot không được tạo ra để ngăn chặn mọi vụ tai nạn. Do đó, những người cầm lái xe Tesla không nên lơ là và quá dựa dẫm vào hệ thống Autopilot.
Xem thêm:
>>> Đánh giá Tesla Model S: Tài xế không nên phụ thuộc vào hệ thống tự lái
>>> Hệ thống tự động lái Autopilot của xe Tesla có thực sự giúp giảm tai nạn giao thông?
>>> Việt Nam: SUV điện Tesla Model X P100D thứ hai cập bến, giá từ 8 tỷ đồng
Tại hiện trường vụ tai nạn, phần đuôi của chiếc xe cứu hỏa bị biến dạng đáng kể. Trong khi đó, toàn bộ phần đầu xe và nắp capô của chiếc Tesla Model S đều đã bị phá hỏng. Tuy nhiên, khoang hành khách của chiếc Tesla Model S dường như không hề bị ảnh hưởng nên đã đảm bảo an toàn cho những người ngồi bên trong.
Chiếc xe cứu hỏa bị hỏng đáng kể phần đuôi phía sau
Chiếc Tesla Model S hỏng nặng hơn xe cứu hỏa
Tesla Model S hiện là một trong những mẫu xe an toàn nhất trên thị trường, đặc biệt với các vụ tai nạn trực diện vì vùng biến dạng rộng. Việc thiếu động cơ ở đầu xe cũng giúp Tesla Model S hấp thụ lực tác động ngay khi vụ va chạm xảy ra thay vì đẩy về phía khoang hành khách.
Trước đây, đã từng có không ít vụ tai nạn liên quan đến Tesla Model S xảy ra. Tuy nhiên, hiếm có vụ tai nạn nào khiến hành khách bị thương nặng và tử vong.
>>> Sử dụng trái cam để “đánh lừa” tính năng AutoPilot trên xe Tesla
Bài viết mới nhất
-
Chi tiết Genesis Electrified GV70 2026: SUV điện có màn hình 27 inch, cửa xe có họa tiết ngôi sao và NACS
Hôm qua lúc 19:55
-
"Bom tấn" Ferrari F80 lần đầu tiên ra mắt tại châu Á, khách Việt muốn xem chỉ tốn chưa đến 2 triệu đồng cho vé máy bay
Hôm qua lúc 19:35
-
Cận cảnh Volkswagen Tiguan 2025: Tăng thêm tốc độ, không gian và diện mạo mới
Hôm qua lúc 15:00