Lịch sử 50 của Subaru tại Mỹ: Hành trình từ kẻ nghèo thành đại gia
Duy Thành 20:45 - 19/03/2018
Từng có thời gian là một nhà sản xuất ô tô chuyên chế tạo xe giá rẻ cho một bộ phận khách hàng nhỏ, Subaru đã có doanh số vượt qua cả Mazda và Volkswagen cộng lại trong năm 2017 tại thị trường Mỹ, bán được 647.956 chiếc xe tới khách hàng. Họ đã thiết lập kỷ lục doanh số hàng năm trong vòng 10 năm liên tiếp, và câu chuyện thành công của hãng xe Nhật Bản sẽ tiếp tục trong năm 2018 với sự ra mắt của Ascent, mẫu xe crossover 8 chỗ.
Tuy nhiên mọi chuyện không phải lúc nào cũng tốt đẹp như thế. Trong một thời gian, những ngôi sao của Subaru dường như sẽ không thể trỗi dậy. Họ đã có một giai đoạn ban đầu khó khăn và gần như phải đóng cửa trong chưa tới một thập kỷ sau khi bán được chiếc xe đầu tiên trên đất Mỹ. Sau đây, chúng ta sẽ cùng nhìn lại những thăng trầm trong lịch sử 50 năm tại thị trường Mỹ của Subaru.
Subaru giới thiệu mẫu 360 (1958)
Công ty mẹ Fuji Heavy Industries (FHI) của Subaru đã đi một bước nhỏ trong ngành ô tô khi họ giới thiệu mẫu 360 trong năm 1958. Được đặt cái tên “kei” ở Nhật Bản, mẫu xe 2 cửa tí hon này có cái tên như thế từ động cơ 2 xi-lanh, 2 kỳ, dung tích 356 cc của nó. Tờ thông số kỹ thuật của nó có liệt kê công suất 16 mã lực, hộp số sàn 3 cấp và hệ thống phanh cơ học.
Chiếc 360 không phải xe đầu tiên của Subaru, vinh dự đó thuộc về mẫu 1500 từ năm 1954. Tuy nhiên, nó đại diện cho lần thử sức đầu tiên của công ty vào chuyện sản xuất hàng loạt một mẫu xe. Những người mua Nhật Bản hoàn toàn thích 360, và nó được coi là một trong những di sản văn hóa của đất nước cho tới ngày nay, nhưng tiếc rằng không ai ở FHI lại có tầm nhìn xa để bán nó ở thị trường Mỹ vào thời điểm đó.
Thành lập Subaru of America (1968)
Hai doanh nhân hiểu rõ ngành ô tô là Malcom Bricklin và Harvey Lamm đã thành lập chi nhánh Subaru of America vào ngày 15 tháng 2 năm 1968. Công ty của họ bán đặc quyền kinh doanh tới những doanh nhân muốn phân phối xe 360 và mẫu scooter Rabbit giống với Vespa của Subaru. Ban đầu, công ty đặt trụ sở ở Bala Cynwyd, Pennsylvania, và rồi chuyển tới New Jersey vào 2 năm sau đó.
360 theo từng con số (1968)
Chiếc 360 đầu tiên được đặt chân lên đất Mỹ trong tháng 5 năm 1968. Thông số Mỹ của nó bao gồm động cơ 2 xi-lanh, công suốt 25 mã lực được đặt sau khoang hành khách và một hộp số sàn 4 cấp. Nó mất 37,5 giây để chạm tốc độ 80 km/h, và với một đoạn đường đủ dài và gió thổi xuôi thuận lợi, nó có thể đạt tốc độ tối đa 111 km/h. Mặc dù chiếc 360 tỏ ra khá chậm chạp, tính tiêu hao nhiêu liệu của nó đã khiến người mua bất ngờ.
Quan trọng hơn, mẫu 360 đủ nhẹ để nhận đặc cách từ các tiêu chuẩn an toàn liên bang. Trang Consumer Reports thậm chí từng gắn cho nó biệt hiệu “chiếc xe kém an toàn nhất trên thị trường,” để lại một vết nhơ cho danh tiếng của nhãn hiệu Subaru tới mãi sau này.
Subara of America – những năm đầu tiên (1968)
Nhập khẩu một mẫu xe kinh tế rẻ vào Mỹ là một chuyện rất dễ trong thập niên 1960. Tuy nhiên bán được nó là một câu chuyện hoàn toàn khác. Subaru đã định nhử khách hàng tới các showroom của họ bằng cách đưa ra giá cả rẻ hơn những nhãn hiệu danh tiếng hơn như Volkswagen và Fiat. Ở năm 1968, xe 360 có giá khởi điểm 1.297 USD, tương đương 9.100 USD ngày nay. Trong cùng năm đó, chiếc Beetle của Volkswagen và 850 của Fiat có giá lần lượt là 1.699 USD và 1.427 USD.
Các quảng cáo ban đầu đã sử dụng một câu khẩu ngữ chính xác và rất thật là “rẻ và xấu tạo nên nó” để quảng cáo cho mẫu 360. Công ty đã bán được 332 chiếc trong năm 1968, và 2.407 chiếc trong năm sau đó và rồi 5.590 chiếc trong năm 1970.
Xe lái cầu trước đầu tiên của Subaru (1970)
Nói chung, mẫu 360 đã bán khá tốt ở Mỹ. Nhiều chiếc đã tìm được một mái nhà trong riêng năm 1968 hơn là tổng số lượng Citroën đã bán được mẫu 2CV trong thập kỷ nó có mặt ở thị trường Mỹ. Để tiếp tục tăng trưởng, Subaru đã giới thiệu chiếc xe thứ 2 có tên FF-1 trong năm 1970. Nó nổi bật với tư cách là mẫu xe lái cầu trước đầu tiên của công ty, và là chiếc Subaru đầu tiên sử dụng động cơ 4 xi-lanh phẳng. Nó thành công giúp doanh số hàng năm đạt 24,056 chiếc trong năm 1972.
Dòng sản phẩm của Subaru phát triển (1973)
Subaru đã cho ra mắt một mẫu xe mới hơn, có tên Leone, để theo kịp nhu cầu của người mua ở Mỹ và Nhật. Các mẫu tại Mỹ đã sử dụng cái tên GL và DL. Dòng sản phẩm của nó bao gồm một sedan, một coupe và một station wagon. Chúng đều được trang bị với một động cơ 4 xi-lanh phẳng và hệ dẫn động bánh trước.
Khủng hoảng toàn cầu ảnh hưởng lên Subaru (1973)
Giống những đối thủ Honda và Toyota, Subaru lẽ ra đã được hưởng lợi từ khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 nhưng một dạng khủng hoảng khác đã suýt chút giết chết chi nhánh Mỹ của nó. Tỷ giá chuyển đổi giữa đồng Yên Nhật Bản ngày một đắt và USD đã ép công ty mẹ FHI nâng giá bán xe ở Mỹ, qua đó khiến doanh số bị sụp đổ.
Ông Michael McHale, giám đốc truyền thống của Subaru of America, đã từng trả lời báo chí rằng kinh nghiệm suýt chết này vẫn đại diện cho điểm trầm nhất của họ ở lịch sử Mỹ.
Subaru bước sang hệ dẫn động hai cầu (1975)
Subaru bắt đầu bán xe có hệ dẫn động hai cầu ở Nhật Bản trong năm 1972 nhưng họ không hề chào bán cấu hình này ở Mỹ cho tới năm 1975. Mẫu station wagon DL/GL nổi bật hơn hẳn so với những mẫu lái hai cầu khác ở thị trường Mỹ bởi vì nó có dáng vẻ và lái như một xe du lịch thông thường. Subaru đã tài trợ cho đội trượt tuyết Mỹ để quảng cáo khả năng đi mọi địa hình của chiếc wagon, một canh bạc được hoàn trả lại chỉ trong một vài năm ngắn ngủi.
Trong năm 1975, Subaru đã bán được 41.587 chiếc xe ở Mỹ, và con số này đã vọt lên 80.826 chiếc trong năm 1977. Thị trường có tính hay thay đổi ở Mỹ là một thứ rất khó để thâm nhập, nhưng hệ dẫn động hai cầu đã giúp Subaru mở ra con đường tới thịnh vượng. Một điều khiến cho nhiều đối thủ của nó mất hàng thập kỷ để bắt kịp.
Sống tiếp với Brat (1978)
Brat nhấn mạnh tầm quan trọng tăng trưởng của Mỹ cho phân khúc dưới của Subaru trong thập niên 1970. Mẫu xe dựa trên Leone này được thiết kế chủ yếu để cạnh tranh trong phân khúc xe bán tải nhỏ đang tăng trưởng ở Mỹ, cho dù nó tập trung vào sự thoải mái hơn là những đối thủ Ford Courier và Chevrolet LUV.
Các mẫu đầu tiên được lắp đặt ghế ngồi đối diện phía sau trong khoang hành lý. Chúng đã khéo léo giúp Subaru né được mức thuế quan 25% vì đã biến chiếc Brat trở thành một xe du lịch 4 chỗ thay vì xe bán tải 2 chỗ.
Chiếc xe thể thao đầu tiên của Subaru (1985)
Subaru đã táo bạo bước vào phân khúc xe thể thao khi họ giới thiệu mẫu XT. Nó cho thấy một mặt thể thao, khác biệt của nhãn hiệu xe Nhật Bản mà ít người biết đến. Về bản tiêu chuẩn, chiếc XT có dáng vẻ góc cạnh được trang bị động cơ 4 xi-lanh và hệ dẫn động bánh trước. Còn phiên bản công suất cao của nó được trang bị động cơ tăng áp 4 xi-lanh phẳng và hệ thống dẫn động 4 bánh toàn thời gian.
Sau đó, Subaru đã mở rộng dòng sản phẩm này với một mẫu có tên XT6 sử dụng động cơ 6 xi-lanh phẳng. Ở mức giá 17.745 USD trong năm 1988 (cỡ 37.000 USD ngày nay), XT6 là chiếc xe đắt nhất của đế chế Subaru.
Chiếc xe Subaru đầu tiên với mác “made in America” (1989)
Đi theo con đường được vạch ra bởi đối thủ Honda và Toyota, Subaru đã bắt đầu định giá ý tưởng xây dựng một nhà máy ở Mỹ. Nó là một bước đi lớn đối với một công ty nhỏ nên ban giám đốc đã quyết định bắt tay với Isuzu, một nhà sản xuất ô tô Nhật Bản khác, để mở cửa một nhà máy lắp ráp ở Lafayette, Indiana. Ban đầu, nhà máy này chủ yếu chế tạo Subaru Legacy và Isuzu Rodeo.
Mẫu Impreza đầu tiên (1993)
Subaru đã giới thiệu thế hệ Impreza đầu tiên để thay thế cả Justy và Loyale, mặc dù cái tên Loyale tiếp tục được kéo dài đến hết đời 1994. Impreza có dáng vẻ hiện đại hơn người tiền nhiệm vuông vức của nó nhưng nó vẫn giữ sự kết hợp của động cơ 4 xi-lanh phẳng với hệ dẫn động cầu trước hoặc hai cầu.
Phiên bản station wagon Impreza sau này đã thai nén ra Outback Sport, mang lại một lựa chọn có giá phải chăng hơn cho người mua hơn là Outback vốn dựa trên Legacy.
Làn sóng SUV (1995)
Các quảng cáo giai đoạn này đã gọi Subaru Outback là mẫu “sport utility wagon” đầu tiên trên thế giới. Công thức tạo ra nó hết sức đơn giản: Subaru đã lấy một mẫu station wagon Legacy, nâng cao gầm một chút và bổ sung thêm các chi tiết mang phong cách bụi bặm như miếng đệm nhựa ở hai bên và các tấm cản va chạm riêng. Nó có giá rẻ hơn chuyện phát triển một mẫu SUV từ con số 0 và nó hoạt động cũng rất tốt nữa.
Lập tức ghi điểm với người mua, đặc biệt là ở các khu vực địa hình đồi núi ở Mỹ, Outback đã mở ra con đường thăng tiến như bay của Subaru và tạo cảm hứng cho các đối thủ chế tạo một mẫu wagon cứng cáp của riêng họ.
Subaru mua đứt Isuzu (2001)
Trong khi Subaru ngày một thịnh vượng, Isuzu lại ngày một vật lộn ở thị trường Mỹ. Trong năm 2001, FHI đã mua lại phần của nhà máy Indiana của Isuzu với cái giá 1 USD. Chẳng lâu sau, Isuzu đã rời bỏ thị trường Mỹ trong khi Subaru mở rộng sản xuất ở Lafayette. Đây cũng là nơi chế tạo Camry cho Toyota từ năm 2007-2016.
WRC đến với Mỹ (2001)
Subaru đã bắt đầu bán WRX ở Mỹ trong năm 2001. Mẫu xe thể thao này được trang bị động cơ tăng áp 4 xi-lanh phẳng, dung tích 2.0 lít, sản sinh công suất 227 mã lực và mô-men xoắn cực đại 217 lb-ft. Nó đã mang tới trải nghiệm Subaru có được khi thắng giải đua World Rally Championship (WRC) trong thập niên 1990’ tới những người mê xe ở Mỹ lần đầu tiên. Phiên bản WRX STI tiếp tục là trái cấm cho tới khi nó được ra showroom trong năm 2004.
Saabaru (2004)
Choáng váng với thành công của Subaru, General Motors đã tiến hành mua lại 20% cổ phần của FHI trong năm 1999. Món quan hệ ngắn hạn này đã cho ra đời phiên bản gắn huy hiệu Saab của Impreza được đặt tên 9-2X mà Subaru chế tạo bên cạnh phiên bản xe của chính họ ở Nhật Bản. Mẫu Saab Aero có chia sẻ động cơ tăng áp 4 xi-lanh phẳng, dung tích 2.0 lít với WRX. Quá trình sản xuất của nó kết thúc sau mẫu đời 2006 và GM cắt đứt quan hệ hợp tác với FHI.
Brat thế kỷ 21 (2002)
Vào đầu những năm 2000, Subaru đã tìm ra phân khúc đặc thù của mình. Họ đã biến những chiếc xe du lịch thành các mẫu xe off-road cỡ nhẹ hầm hố có thể tự xử lý tốt khi ra khỏi thành phố. Các nhà thiết kế đã phát huy tinh thần của Brat trong năm 2002 khi họ giới thiệu mẫu Baja, một phiên bản xe pickup Outback kết hợp với thùng hàng nhỏ nhưng thực tế ở phía sau. Nó ra mắt trong một vị thế độc nhất vô nhị bởi không hề có một đối thủ chính thức ở thị trường Mỹ. Quá trình sản xuất của nó kéo dài tới hết đời 2006, mặc dù doanh số có thấp hơn mong đợi.
SUV thứ hai của Subaru (2005)
Bighorn, SUV đầu tiên của Subaru, là một mẫu xe dựa trên Isuzu Trooper chưa từng được bước chân ra ngoài Nhật Bản. Mẫu SUV thứ hai của họ, B9 Tribeca đã được thiết kế và chế tạo ở Mỹ. Từ cái nhìn ban đầu, nó quá nhỏ cho phân khúc và ngay cả những fan trung thành nhất của Subaru cũng không ưa cái gọi là thiết kế đầu-cuối.
Saab cũng nhận được một phiên bản B9 Tribeca của riêng họ, và gọi nó là 9-6 với sự thay đổi về lưới tản nhiệt. Cuộc chia tay giữa GM và Subaru đã đặt dấu chấm hết cho dự án này trước khi nó được hoàn thành. Một trong hai mẫu xe thử nghiệm được chế tạo đang nằm ở viện bảo tàng Saab ở Trollhättan, Thụy Điển.
Subaru "Mỹ hóa" (2007)
Trong những năm 2000, Mỹ đã trở thành thị trường quan trọng nhất của Subaru. Tuy nhiên doanh số đã giảm xuống 187.208 chiếc trong năm 2007, tụt dốc từ 200.703 chiếc trong năm trước đó. Trước tình thế này, công ty đã quyết định biến thế hệ xe tiếp theo trở nên lớn hơn để phù hợp khẩu vị khách hàng Mỹ và sẵn sàng cạnh tranh với các đối thủ.
Doanh số hàng năm đã tăng lên 187,699 chiếc trong năm 2008 và con số đã không ngừng phồng lên từ đó. Họ thậm chí đạt tỷ lệ tăng trưởng 15% năm-trên-năm trong thời điểm năm 2009, một năm được coi là thảm họa đối với hầu hết mọi nhà sản xuất xe khác, khi tổng quan thị trường đã sụt giảm 21%.
Thập kỷ phá kỷ lục của Subaru (2017)
Subaru đã bán được 647.956 chiếc xe trong năm ngoái ở Mỹ, kỷ lục cao nhất mọi thời đại đánh dấu 10 năm tăng trưởng doanh số liên tiếp. Không còn là một hãng xe chiếu dưới nữa, Subaru đã trở thành một trong những nhà sản xuất xe lớn nhất nước Mỹ bằng cách tìm ra một công thức hiệu quả và bám chặt lấy nó.
Chiếc Outback ở ảnh trên vẫn là mẫu xe bán chạy nhất của họ với doanh số 188.886 chiếc, bám sát theo sau là Forester với 177.563 chiếc. Mẫu XV Crosstrek dựa theo Impreza đứng ở vị trí thứ 3 với doanh số khá xa là 110.138 chiếc.
Subaru of America bước sang tuổi 50 (2018)
Chi nhánh Subaru of America đã kỷ niệm 50 tuổi bằng cách giới thiệu một phiên bản giới hạn của tất cả các mẫu xe trong danh mục sản phẩm của họ ở Chicago Auto Show 2018. Tất cả chúng đều sẽ được nhận màu sơn xanh lam Heritage Blue, mạ chrôm và huy hiệu cộng thêm la-zăng hợp kim đặc biệt. Về nội thất bên trong, Subaru bổ sung dây bảo hiểm ghế ngồi màu bạc và logo kỷ niệm khâu vào ghế ngồi phía trước và thảm sàn.
Quá trình sản xuất các xe kỷ niệm 50 năm sẽ giới hạn tới 1050 chiếc của các loại Crosstrek, Forester, Impreza, Legacy và Outback, 600 chiếc WRX, 200 chiếc WRX STI, và 250 chiếc BRZ.
>>> Subaru có thể bỏ số sàn để hướng tới xe an toàn nhất thế giới
Bài viết mới nhất
-
Chi tiết Genesis Electrified GV70 2026: SUV điện có màn hình 27 inch, cửa xe có họa tiết ngôi sao và NACS
Hôm qua lúc 19:55
-
"Bom tấn" Ferrari F80 lần đầu tiên ra mắt tại châu Á, khách Việt muốn xem chỉ tốn chưa đến 2 triệu đồng cho vé máy bay
Hôm qua lúc 19:35
-
Cận cảnh Volkswagen Tiguan 2025: Tăng thêm tốc độ, không gian và diện mạo mới
Hôm qua lúc 15:00