menu

Đề xuất cấm người lái xe không được sử dụng cồn

15:37 - 16/04/2018

Bộ Y tế đang lấy ý kiến về việc cấm lái xe khi tài xế có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở, dù là nhỏ nhất.

Trong dự thảo lần 2 của Luật phòng chống tác hại của rượu, bia, Bộ Y tế  đề xuất xây dựng quy định người lái xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng đường bộ, tàu bay, tàu hỏa và các phương tiện giao thông đường thủy không được có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở khi tham gia giao thông.

Đề xuất cấm người lái xe không được sử dụng cồn

Đề xuất cấm người lái xe không được sử dụng cồn

Cụ thể, dự thảo đưa ra 2 phương án cho quy định trên. Phương án 1, người lái xe mô tô, xe gắn máy không được có nồng độ cồn vượt quá 30 miligam/100ml máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở khi tham gia giao thông. Trong khi đó, phương án 2 sẽ cấm người lái xe mô tô, xe gắn máy không được có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở khi tham gia giao thông.

Như vậy, mức cho phép của phương án 1 sẽ thấp hơn nhiều so với quy định hiện hành là nồng độ cồn trong máu không vượt quá 50 – 80 miligam/100 ml máu hoặc 0,25 – 0,4 miligam/1 lít khí thở. Còn phương án 2 sẽ cấm tuyệt đối người lái xe sử dụng cồn.

GS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, rượu bia là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tai nạn giao thông (60%) và là yếu tố nguy cơ xếp thứ 5/15 liên quan đến chấn thương tai nạn giao thông, rối loạn tâm thần,…

Bên cạnh đó, các chuyên gia y tế cũng cung cấp thêm, cồn là chất gây ảo giác nặng nề với hệ thần kinh, làm mất tự chủ, khả năng định hướng và điều khiển vận động. Nó có thể khiến người lái xe gây ra tai nạn khi tham gia giao thông.

Đề xuất cấm người lái xe không được sử dụng cồn

Rượu bia là nguyên nhân gây tai nạn cao khi lái xe 

Theo Phó chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, ông Trần Hữu Minh, việc dựa trên nồng độ cồn trong máu để ra mức quy định vi phạm an toàn giao thông không còn quá mới trên thế giới. Mỗi quốc gia đều có mốc tính và cách tính khác nhau.

Tại Việt Nam, quy định xử phạt người lái xe có nồng độ cồn trong máu từ 50 mg/100 ml là mức cồn có thể gây nhiễm độc hệ thần kinh, gây ra tình trạng chếnh choáng, loạng choạng, say,… và dễ gây tai nạn giao thông.

Ông Minh cũng cho biết: “Trên thế giới có khoảng 15-20 nước cấm người điểu khiển phương tiện giao thông không được uống rượu bia, trong đó có một số quốc gia hồi giáo. Ngoài ra, còn có khoảng 20 nước quy định ở nồng nộ cồn trong máu không vượt quá 20 miligam/100 ml.”

>>> Ferrari 488 GTB của Tuấn Hưng gặp sự cố vì "mấy cục đá trên trời rơi xuống"

Đánh giá: