Không phải thuế nhập khẩu, đây mới là lý do khiến xe Mỹ khó thâm nhập Nhật Bản
Duy Thành 17:36 - 20/03/2018
Sau khi dọa tăng thuế đối với các hãng xe châu Âu, giờ đây Tổng thống Mỹ Donald Trump lại tiếp tục quay sang phàn nàn về chuyện ô tô Mỹ đang chịu sự bất công và khó thâm nhập vào thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, theo ý kiến các chuyên gia trong ngành, sự thực không phải thế. Thị trường ô tô Nhật Bản không hề đóng cửa với xe Mỹ như người ta vẫn nghĩ, mà chỉ đơn giản là đã đủ chật chội rồi.
Hiện nay, thị trường ô tô Nhật Bản đang được thống trị bởi một "gã khổng lồ" Toyota. Sáu hãng xe nội địa khác bao gồm cả Mitsubishi, Honda và Nissan, đang phải đấu đá quyết liệt với nhau để tranh giành những gì còn sót lại của thị trường. Không dừng ở đó, doanh số xe của nước này lại đang trên đà tụt dốc trong suốt một thời gian dài rồi.
Các nhãn hiệu ô tô Nhật Bản nổi tiếng
Ông John R. Harris là một người Canada đã sinh sống ở Nhật Bản trong hàng thập kỷ, và dành nhiều thời gian trong vai trò một tác giả viết diễn văn cho các giám đốc ô tô hàng đầu nơi đây. Ông ấy đã so sánh thị trường ô tô Nhật Bản với chiến tranh đào hào. Các nhà sản xuất ô tô phải đào hào, rồi cố gắng giữ lấy những gì họ đang có, trong khi liên tục tấn công các đối thủ để giành lấy từng % thị phần.
American Automotive Policy Council (AAPC), một nhóm đại diện cho các hãng xe gốc Mỹ, đã từng lên tiếng trong quá khứ về những quy định kỳ quặc nhằm ngăn chặn các nhà sản xuất ô tô không phải gốc Nhật Bản cạnh tranh ở xứ hoa anh đào.
Dựa theo lời các những chuyên gia độc lập, khi đến với chuyện bán xe ở Nhật Bản, các nhà sản xuất nội địa cũng phải đối mặt với bấy nhiêu quy định tương tự những đối thủ nước ngoài của họ. Về phương diện thuế quan, Nhật Bản không có gì cả, trong khi phía Mỹ có áp dụng thuế lên xe mang vào Mỹ từ Nhật Bản. AAPC cũng không hề phản ứng với yêu cầu đưa ra bình luận cho chủ trương phá rối được cho là của Nhật Bản.
Theo AAPC, các nhãn hiệu xe Mỹ đang khó thâm nhập vào thị trường Nhật Bản bởi nhiều quy định khó khăn
Thử thách lớn nhất phải đối mặt của các nhãn hiệu ô tô Mỹ ở Nhật Bản là định kiến về chất lượng của người dân nơi đây, dựa theo ý kiến của ông Hans Greimel, một phóng viên làm việc tại Tokyo cho tờ Automotive News. “Hình ảnh xe Mỹ trong mắt người Nhật Bản vẫn là của thập niên ’70, chúng xấu xí, ăn xăng và quá to để chạy trên đường phố.”
Volkswagen là một nhãn hiệu nước ngoài có doanh số tốt ở Nhật Bản, có lẽ là bởi họ chế tạo xe cỡ nhỏ và đạt chất lượng cao, ông Harris nói. Các nhãn hiệu xe sang của Đức như Mercedes-Benz và BMW cũng bán rất tốt ở đó, dựa theo dữ liệu từ LMC Automotive.
Một phần lớn trong doanh số bán hàng của các nhà sản xuất xe nội địa Nhật Bản đều đến từ kei car - dòng xe có kích cỡ nhỏ đặc thù của xứ sở mặt trời mọc. Các mẫu xe này có chiều dài ngắn hơn cỡ 60 cm so với một chiếc Honda Fit hoặc Toyota Yaris, và chúng chỉ sử dụng động cơ có công suất tối đa khoảng 63 mã lực.
Các quy định ở Nhật Bản khiến kei car trở nên rẻ, dễ mua và dễ sở hữu hơn những chiếc ô tô thông thường. Kei car chiếm khoảng hơn 1/3 tổng số xe được bán ở Nhật Bản nhưng không một nhà sản xuất nước ngoài nào chào bán chúng cả. Tuy nhiên, kei car không có nhiều ưu đãi bởi chúng chỉ được bán ở Nhật Bản và tiềm năng mang về lợi nhuận cũng nhỏ như chính kích cỡ của chúng vậy.
Xe "kei" là một mẫu xe nhỏ vô cùng đặc thù của thị trường Nhật Bản
Ông Grant Faulkner, phó chủ tịch kinh doanh của LMC Automotive, nói rằng thị trường Nhật Bản đã đóng cửa đối với những đối thủ nước ngoài trong nhiều thập kỷ sau Thế chiến II. “Vào thời gian Nhật Bản tái mở cửa thị trường của họ trong thập niên '70, các khách hàng Nhật Bản đã quen với việc mua xe từ các nhãn hiệu nội địa rồi,” ông Faulkner chia sẻ.
Một nhân tố khác là tư duy bảo thủ và thái độ tuân theo lễ giáo của hầu hết khách hàng Nhật Bản. “Bạn sẽ không muốn là người đầu tiên trên phố đang lái một chiếc Chevrolet,” ông Faulkner tiếp tục nói.
Đương nhiên, cũng có những người muốn phá bỏ xu hướng cũ kĩ đó. Đồng nghĩa rằng, các mẫu xe Mỹ có chiều hướng bán tốt nhất đều đến từ những thương hiệu thực sự biết đứng lên như trường hợp của Jeep thuộc tập đoàn Fiat Chrysler. Có hai yếu tố mang tới sự thành công cho Jeep ở Nhật Bản. Thứ nhất, Jeep tạo ra hình ảnh độc nhất vô nhị, không hề bị cạnh tranh bởi một nhà sản xuất xe nội địa nào. “Jeep là một thứ gì đó đúng chất Mỹ theo một nghĩa tốt,” ông Faulkner nhận định.
Đồng thời, Jeep chào bán các mẫu xe với vô lăng ở bên tay phải. Tương tự như ở Anh, các tài xế ở Nhật Bản luôn đi bên trái đường, vậy nên các nhà sản xuất bán xe tay lái bên phải sẽ thuận lợi hơn ở đây. “Nhật Bản là một thị trường khó phá vỡ, nhưng những ai quyết tâm làm điều đó và có đủ sức mạnh sẽ có thể tìm ra cách,” ông Faulkner nói.
>>> Ngán ngẩm sự bất công bằng thương mại ở Trung Quốc, Elon Musk cầu cứu Tổng thống Donald Trump
Bài viết mới nhất
-
Bạn có biết bạn vẫn có thể mua một chiếc Ferrari LaFerrari hoàn toàn mới không?
Hôm qua lúc 08:30
-
Đại lý hé lộ BYD Sealion 6 DM-i sắp được bán ở Việt Nam, giá chỉ hơn 700 triệu đồng
Hôm qua lúc 01:16
-
Đại lý Việt nhận cọc MPV cỡ trung MG G50, giá khởi điểm dự kiến chỉ hơn 500 triệu đồng
Hôm qua lúc 00:28