menu

Đề xuất: Bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô sản xuất trong nước, người dùng Việt sắp được mua xe với giá tốt hơn

14:52 - 16/11/2020

Nếu chính sách mới liên quan đến ngành ô tô được thông qua, không chỉ có ngành ô tô Việt Nam có cơ hội phát triển mà người tiêu dùng Việt cũng sẽ được hưởng lợi.

Tại cuộc họp về giải pháp thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã nhấn mạnh rằng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam cần có sự đột phá về các chính sách thuế, tín dụng nhằm gỡ bỏ các vưỡng mắc, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô trong nước phát triển.

Để làm được điều này, Phó Thủ tướng cho rằng cần điều chỉnh chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt, cụ thể à không tính giá trịnh linh kiện sản xuất trong nước vào giá trị tính thuế đối với ô tô hoặc xây dựng các gói tín dụng ưu đãi cho ngành công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ.

Mặc dù việc  điều chỉnh chính sách thếu và tín dụng có thể tác động đến nguồn thu ngân sách trong ngắn hạn, nhưng bù lại sẽ tạo nên động lực lớn  để khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước, từ đó nâng cao năng lực của doanh nghiệp và sản phẩm ô tô Việt Nam, qua đó góp phần phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống người dân.

Hiện tại, Chính phủ đã giao các bộ, ngành như Bộ Tài chính, Công thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiên cứu, đưa ra đề xuất về thúe và tín dụng cho công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển.

Vào hồi tháng 7/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 57/2020/NĐ-CP về biểu thuế nhập khẩu hàng hóa. Đáng chú ý trong Nghị định này là việc giảm thuế nhập khẩu với linh kiện ô tô nhập khẩu và linh kiện sản xuất trong nước.

Nghị định này sẽ giúp thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường lắp ráp, giảm chi phí và tăng cường liên kết chuỗi. Ngay sau khi Nghị định được ban hành, nhiều nhà sản xuất xe ô tô tại Việt Nam cũng đã lên kế hoạch lắp ráp nhiều mẫu xe hơi ngay tại Việt Nam.

Tuy nhiên, để được hưởng thuế nhập khẩu 0% theo như Nghị định 57, các doanh nghiệp cần đảm bảo sản lượng chung và sản lượng riêng tối thiểu cho từng mẫu xe. Đây cũng là việc mà các doanh nghiệp ô tô đang tập trung triển khai tại Việt Nam.

Nếu được thông qua, chính sách mới sẽ giúp thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, đồng thời mang đến lợi ích cho người dùng

Nếu được thông qua, chính sách mới sẽ giúp thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, đồng thời mang đến lợi ích cho người dùng

Giá xe lắp ráp tại Việt Nam hiện vẫn đang ở mức khá cao là do chịu thuế nhập khẩu linh kiện và thuế tiêu thụ đặc biệt. Hiện tại, một số loại xe hơi nhập khẩu từ ASEAN vào Việt Nam đã không còn phải chịu thuế nhập khẩu, một số loại linh kiện nhập khẩu cũng được miễn thuế, tuy nhiên thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe và linh kiện vẫn còn giữ.

Mức thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô và linh kiện theo dung tích thấp nhất là 35%, cao nhất là 150%. Chính vì thuế cao mà chi phí sản xuất tăng lên, khiến giá xe tại Việt Nam cao hơn từ 10 - 20% so với các nước trong khu vực.

 

Lan Châu

Đánh giá: