menu

Khám pha quy trình thử nghiệm va chạm của hypercar Rimac Nevera giá 2,3 triệu USD

18:58 - 18/02/2022

Sau khi kết thúc quy trình thử nghiệm va chạm dài hơi và tốn kém, Rimac Nevera đang tiến thêm một bước đến việc xuất hiện tại các đại lý.

Siêu xe điện Rimac Nevera chính thức ra mắt vào tháng 6 năm 2021. Kể từ đó, chúng ta đã có cơ hội thấy hypercar mạnh 1.914 mã lực giao chiến với nhiều đối thủ trong các cuộc đua drag, chưa kể một lần vi phạm tốc độ trên đường công cộng. Tuy nhiên, Nevera này vẫn chưa được bán tại bất cứ nơi nào trên thế giới, và những sự kiện kể trên đều chỉ có các mẫu xe tiền sản xuất. Hiện tại, nó vẫn phải hoàn thành quy trình thử nghiệm va chạm để được chứng nhận ở Mỹ và Châu Âu.

Video "carwow" khám phá quy trình thử nghiệm va chạm của hypercar Rimac Nevera

Đoạn video này từ kênh YouTube “carwow” cung cấp cho chúng ta một góc nhìn chi tiết đối với bài kiểm tra va chạm cuối cùng, trượt ngang va vào cột ở tốc độ 32 km/h. Đây thực tế là bài kiểm tra va chạm thứ 45 mà các nguyên mẫu Nevara phải trải qua, và với chiếc xe có giá khoảng 2,3 triệu USD, đây rõ ràng là một quy trình tốn kém.

Tuy nhiên, chỉ có 10 chiếc được sử dụng cho tất cả các bài kiểm tra va chạm. Tùy thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của bài kiểm tra, một chiếc có thể được tái sử dụng nhiều lần. Ví dụ, chiếc xe được sử dụng trong bài kiểm tra cột ngang này trước đó đã được kiểm tra đâm trực diện. Theo đoạn video, các quy định của châu Âu yêu cầu một mẫu xe phải vượt qua điểm chuẩn trong 5 bài kiểm tra va chạm khác nhau để được cấp chứng chỉ. Các quy định của thị trường Mỹ có phần chặt chẽ hơn, với 22 bài kiểm tra khác nhau được yêu cầu.

Vậy tại sao Rimac Nevera phải thực hiện bài kiểm tra va chạm thứ 45? Câu trả lời là vì nhà sản xuất bao gồm các thử nghiệm bổ sung không bắt buộc, tất cả với danh nghĩa thu thập thêm dữ liệu về cấu trúc và an toàn. Không bất ngờ, bài kiểm tra cuối cùng đã được thông qua tốt đẹp như kỳ vọng. Giờ đây, Rimac Nevera đang tiến thêm một bước quan trọng để tiếp cận các đại lý.

Quá trình này tương tự như những gì Koenigsegg đã chia sẻ trong một video từ năm 2019. Với những hypercar giới hạn đắt đỏ, chi phí là mối quan tâm lớn trong quá trình thử nghiệm va chạm. Việc tái sử dụng những chiếc xe cho nhiều lần thử nghiệm va chạm chắc chắn sẽ giúp giảm bớt chi phí, và các chương trình mô phỏng công nghệ cao cũng giúp ích cho quá trình phát triển. Theo video này, các chương trình mô phỏng va chạm của Rimac đã chính xác đến 98% so với kết quả trong thế giới thực.

Đánh giá: