menu

Khám phá 17 mẫu xe Giáo Hoàng nổi tiếng nhất lịch sử (P1)

Duy Thành 21:34 - 05/08/2018

Một thời gian ngắn sau vụ ám sát Giáo Hoàng John Paul II, ông ấy đã phải đến Anh Quốc trong năm 1982. Cảnh giác an ninh được nâng câo đã yêu cầu sự ra đời của chiếc xe Giáo Hoàng chống đạn đầu tiên, và làm gì có phương tiện nền tảng nào tốt hơn một chiếc Range Rover?

Có lẽ là chẳng có thị trường xe nào sỡ hữu quy mô nhỏ với khách hàng đặc biệt danh giá như thị trường xe dành riêng cho … Giáo Hoàng. Tuy nhiên đây là một chuyện hoàn toàn có thật, và cho tới thập niên 1960, Giáo Hoàng vẫn chỉ thường sử dụng những chiếc sedan hạng sang, nhưng kể từ đó, người ta đã được chứng kiến sự ra đời của các mẫu xe “Popemobile” chế tạo riêng với đủ dạng kích cỡ và tính năng khác nhau.

Vì lẽ đó, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và giải thích sự tiến hóa thú vị đằng sau phân khúc ô tô độc nhất thế giới này, và chọn ra đâu là những mẫu xe Giáo Hoàng nổi bật nhất trong lịch sử:

Mercedes-Benz 600 Pullman (1965)

Chiếc Mercedes 600 Pullman này đánh dấu sự khởi đầu của những mẫu xe chế tạo đặc biệt cho Giáo Hoàng. Trước đó, ông ấy đã từng sử dụng qua một vài chiếc sedan từ nhà sản xuất ô tô Đức, nhưng chiếc Pullman Landaulet cho Giáo Hoàng Paul VI (người giữ vị trí từ 1963 đến 1978) đã có thiết kế cửa phía sau kéo dài giúp Giáo Hoàng bước ra và bước vào hơn khi mặc nguyên bộ áo choàng dài.

Nó còn có một chiếc ghế đơn lẻ kích cỡ lớn đặt ở trung tâm phía sau để ông ấy có thể nhìn đám đông. Do đó, mái gấp phía sau đã cần được nâng lên 70 mm để tạo ra chỗ tựa đầu đủ rộng rãi. Với chiếc xe này, phần lớn biển số xe Giáo Hoàng đã được bắt đầu với cụm từ SCV, đại diện cho Stato della Citta del Vaticano (Thành phố Vatican).

Toyota Land Cruiser (1975)

Đây là chiếc xe đã tạo nên thuật ngữ “Popemobile” và được chế tạo để phục vụ Giáo Hoàng Paul VI trong Ngày lễ Đại xá năm 1975. Toyota Land Cruiser đã được lựa chọn bởi vì thân vỏ của nó có thể dễ dàng chuyển đổi cho nghĩa vụ kỷ niệm.

Giáo Hoàng John Paul I đã tránh xa nó để đến với những phương diện di chuyển khác, nhưng người thừa kế của ông ấy lại mau chóng tôn vinh nó vì không thích ghế xe sedan truyền thống. Chiếc xe này đã thỉnh thoảng được sử dụng trong những năm sau đó.

Fiat Campagnola (1981)

Chiếc Fiat Campagnola dựa trên Panda khiêm tốn có thể phù hợp với mong muốn trở thành một người của nhân dân của Giáo Hoàng, nhưng nó đã không thể cung cấp đủ sự bảo vệ cho Giáo Hoàng John Paul II (người giữ vị trí từ 1978-2005) khỏi một vụ ám sát diễn ra ở Quảng trường St. Peter trong năm 1981. Vì lẽ đó, chiếc xe này đã nhanh chóng phải “nghỉ hưu” sau vụ nổ súng bất thành.

Mercedes-Benz G-Wagen (1981)

Mercedes-Benz đã chế tạo mẫu xe Giáo Hoàng dựa trên G 230 trong năm 1980, nhưng nó đã chưa được sử dụng cho tới khi vụ ám sát John Paul II trong năm 1981. Nó đã được thiết kế để có thể tháo bỏ phần vòm phía sau, nhưng chuyện này đã không bao giờ xảy ra vì nguyên nhân an ninh. Chiếc ghế phía sau của Giáo Hoàng đã được đặt ngồi cao 40 cm trên mặt sàn, và toàn bộ phía sau đã được lắp đặt những tấm kính lớn.

Do vậy, nó đã cần đến một hệ thống điều hòa được nâng cấp mạnh hơn hẳn để Giáo Hoàng không toát mồ hôi như tắm trong thời tiết nắng nóng. Và kể cũng lạ khi ban đầu Mercedes chỉ cho Vatican mượn chiếc xe này, và đến năm 1982 thì nhà sản xuất xe Đức mới chính thức tặng nó cho Giáo Hoàng.

Land Rover Santana (1982)

Với trọng tâm mới vào tính an toàn và an ninh, phương tiện Giáo Hoàng tiếp theo đã cần đến một thứ gì đó chắc chắn hơn là nền tảng để chống chịu được phần trọng lượng tăng lên từ kính chống đạn và trang bị an toàn. Mặc dù chiếc xe này trông có vẻ giống Land Rover Defender, nó thực ra là một mẫu Santana.

Được chế tạo theo bằng cấp từ một công ty Anh Quốc ở Tây Ban Nha, nó đã đi vào phục vụ trong năm 1982 với thân vỏ bọc giáp và kính chống đạn và một má vòm phía sau đủ lớn để trở thành một chiếc xe Giáo Hoàng đặc trưng.

SEAT Papamobil (1982)

Khi John Paull II viếng thăm Tây Ban Nha trong năm 1982, SEAT đã nhanh tay chế tạo nên một mẫu xe đặc biệt với tên gọi Papamobil. Được chế tạo từ một chiếc Marbella, vốn là một chiếc Fiat Panda, Papamobil chỉ được sử dụng một lần duy nhất để hộ tống Giáo Hoàng tới một giáo đoàn tập hợp ở Nou Camp, mái nhà của câu lạc bộ bóng đá Barcelona. Không có bọc giáo hay kính chống đạn, nó đã sớm được đưa về nghỉ hưu ở viện bảo tàng ô tô của riêng Vatican.

Range Rover (1982)

Một thời gian ngắn sau vụ ám sát Giáo Hoàng John Paul II, ông ấy đã phải đến Anh Quốc trong năm 1982. Cảnh giác an ninh được nâng câo đã yêu cầu sự ra đời của chiếc xe Giáo Hoàng chống đạn đầu tiên, và làm gì có phương tiện nền tảng nào tốt hơn một chiếc Range Rover? Hai chiếc xe thế này đã được đặt hàng, mỗi chiếc có cái giá đặt đỏ 64.000 Bảng ở thời điểm đó, và chúng đã được thiết kế bởi công ty Ogle gốc Anh Quốc, công ty từng đi tiên phong đưa kính an toàn vào thiết kế của họ trong thập niên 1960.

Một trong hai chiếc Range Rover đã được sử dụng cho những nghĩa vụ ở Scotland trước khi được chuyển tới Vatican, nơi nó ở lại cho tới ngày nay, trong khi chiếc còn lại đã bán đi và giờ đang nằm ở một viện bảo tàng tại Las Vegas, Mỹ. Trong khi được sử dụng cho chuyến viếng thăm Anh Quốc, cả hai chiếc xe đã giữ số đăng ký nguồn gốc Anh Quốc thay vì biển số “SCV” thường gắn liền với phương tiện của Giáo Hoàng.

Leyland Constructor 6 (1982)

Danh hiệu xe Giáo hoàng nặng nhất thuộc về chiếc Leyland Constructor 24 tấn đã được sử dụng cho chuyến viếng thăm tới Anh Quốc trong năm 1982 của Giáo Hoàng. Khi ông ấy không ở trong những chiếc Range Rover, Giáo Hoàng đã được đưa đi bằng một trong hai chiếc xe tải được biến đổi đặc biệt, đã được lựa chọn nhờ sức mạnh và khả năng vượt quá địa hình xấu nếu cần phải đưa Giáo Hoàng tới một nơi an toàn của chúng. Cả hai chiếc xe tải bọc giáp đã được hoàn thiện trong vòng 6 tuần và, giống như Range Rover, được thiết kế bởi công ty Ogle.

Một trong hai chiếc sau này đã được sử dụng cho các chuyến viếng thăm của Giáo Hoàng tới Zimbabwe, Botswana, và Zambia trong năm 1988-89. Chiếc xe ở hình trên đã được bán đấu giá trong năm 2006 với số tiền 37.000 Bảng.

(còn tiếp)

Duy Thành
Đánh giá: