menu

Đây là nhãn hiệu xe lạ nhất và ít người biết đến nhất của General Motors

Duy Thành 19:55 - 11/11/2018

Một nhà sản xuất xe lớn như General Motors có sở hữu hàng chục nhãn hiệu con, trong đó có những cái tên hiếm người biết đến sự tồn tại như Ranger.

Nếu như có tồn tại một điều mà General Motors dường như yêu thích hơn mọi thứ trên đời, đó chắc hẳn là các nhãn hiệu ô tô. Thậm chí là nhiều hơn cả chính những mẫu xe, GM luôn dành một tình cảm đặc biệt cho từng nhãn hiệu riêng biệt.

Số lượng nhãn hiệu xe được sở hữu bởi GM nhiều tới mức chính những người dân Mỹ cũng khó có thể nhớ hết. Đa phần người ta chỉ nhớ tới một vài nhãn hiệu cơ bản như Chevrolet, Pontiac, Buick, Oldsmobile, Cadillac, Saturn, Geo, và GMC. Một số người giàu kinh nghiệm và sành hơn có thể biết đến cả Vauxhall, Opel, Holden, Wuling, và Daewoo hoặc thậm chí là cả những cái tên từ đầu thế kỷ 20 như Cartercar và Elmore.

Ranger là một nhãn hiệu xe rất ít người biến đến của GM

Ranger là một nhãn hiệu xe rất ít người biến đến của GM

Thế nhưng có lẽ chỉ có rất rất ít người biết rằng GM còn sở hữu một nhãn hiệu có tên Ranger kể từ năm 1968-1978 nữa. Nhãn hiệu này đã chỉ được sử dụng ở 3 thị trường chính gồm: Nam Phi, Bỉ và Thụy Sĩ.

Không rõ tại sao GM nghĩ rằng Bỉ, Thụy Sĩ và Nam Phi đã cần chia sẻ một nhãn hiệu xe mới, đặc biệt là khi GM đã bán các mẫu xe Opel và Vauxhall ở những thị trường đó. Nhưng với cái cách GM “phát điên” vì những nhãn hiệu, họ đã chẳng cần đến một lý do phù hợp để làm thế.

Các chiếc xe được bán dưới nhãn hiệu Ranger là những sản phẩm tạo ra từ hỗn hợp phụ tùng của Opel, Holden, và Vauxhall. Chúng có thân vỏ tương tự với mẫu Opel Rekord, với lưới tản nhiệt Vauxhall, và bộ 4 đèn pha độc đáo. Đặc biệt, các phiên bản coupe trông khá đẹp mắt và sở hữu một số chi tiết khác biệt.

Ranger chỉ được bán ở ba thị trường Bỉ, Thụy Sĩ và Nam Phi

Ranger chỉ được bán ở ba thị trường Bỉ, Thụy Sĩ và Nam Phi

GM đã không bỏ nhiều công sức với chuyện đặt tên các mẫu xe, khiến chúng có những cái tên rất đơn giản như Ranger A và Ranger B, cho dù thị trường Nam Phi chỉ có mỗi Ranger A, và vì một lý do nào đó là Ranger B ở thị trường Bỉ đã được đổi thành Ranger II.

Cả Ranger A và Ranger B/II đều có dáng coupe 2 cửa, sedan 2 cửa, sedan 4 cửa, tuy nhiên thị trường Nam Phi còn được ưu ái với dáng wagon 3 hoặc 5 cửa. Ở khía cạnh máy móc, người mua có khá nhiều lựa chọn động cơ 4 và 6 xi-lanh, dung tích từ 1.7 lít cho tới 2.8 lít sản sinh khoảng 140 mã lực, một con số không tồi ở thời đó.

Các chiếc xe đã được chế tạo ở tất cả những nước mà nó nhắm tới – Ranger A là ở các nhà máy GM tại Biel/Bienne Thụy Sĩ, Antwerp Bỉ, và Cảng Elizabeth Nam Phi, nhưng chỉ Antwerp chịu trách nhiệm lắp ráp Ranger B.

Ranger chỉ tồn tại trong một thập kỷ từ 1968-1978

Ranger chỉ tồn tại trong một thập kỷ từ 1968-1978

Bản chất chế tạo tại địa phương của Ranger đã dẫn đến việc nó được quảng bá ở Nam Phi là “Xe riêng của Nam Phi”, cho dù nó không phải là mẫu xe duy nhất được chế tạo ở đất nước này. Chuyện này đã khiến cho chiến lược tiếp thị trở nên rối ren khi Ranger phải cạnh tranh với chính những nhãn hiệu khác của cùng công ty mẹ GM.

Một nguồn tin cho biết rằng nhãn hiệu Ranger đã được ra đời để bổ sung vào danh sách hàng hóa cho các đại lý Vauxhall ở Thụy Sĩ, nhưng nơi đang có một khoảng thời gian khó khăn. Quá trình sản xuất đã bắt đầu ở Nam Phi cho mẫu A, và rồi họ bổ sung thêm mẫu B từ dây chuyền sản xuất Opel ở Bỉ, tạo nên dòng sản phẩm Ranger Châu Âu.

Thậm chí, nguồn tin còn miêu tả sự kiện ra mắt cho Ranger, nơi mọi người tham dự được tặng một hộp bia rượu đại diện cho các nguồn gốc của nhãn hiệu. Trong chiếc hộp quà tặng gồm có rượu vang từ Nam Phi, rượu vang từ Pháp, rượu Kirsch từ Thụy Sĩ, bia từ Đức, bia từ Bỉ, rượu whiskey từ Anh, và rượu gin Bols từ Hà Lan.

Sự tồn tại của Ranger đã tạo nên những chiến lược tiếp thị khiến người mua

Sự tồn tại của Ranger đã tạo nên những chiến lược tiếp thị khiến người mua "gãi đầu gãi tai"

Thực sự, không ai biết rõ Ranger chính xác có nhiệm vụ gì, hay nó nhắm tới đối tượng người mua nào, hoặc tại sao nó lại tồn tại. Ngay cả một số bài đánh giá xe thời đó cũng tỏ ra bối rối về chuyện tại sao nhãn hiệu này lại tồn tại trên thế giới.

Kể cả không có lấy một lý do tốt để tồn tại, nhãn hiệu Ranger đã có mặt trên thị trường một thời gian, có lúc đạt được doanh số tương đối tốt, cho tới khi GM quyết định loại bỏ nó và bắt đầu tiếp thị Opel vào vị trí của nó.

Duy Thành
Đánh giá: