menu

5 văn hóa độ xe nên "từ biệt cõi đời" nhiều năm trước

Duy Thành 23:38 - 05/10/2018

Mỗi thị trường xe lớn trên thế giới đều có sinh ra những văn hóa độ riêng, nhưng sự thực là phong cách nào thì cũng chỉ có thời mà thôi.

Khi các nhà sản xuất quyết định dừng lại ở một thời điểm nhất định để cân bằng giữa chi phí và hiệu suất, các phong cách độ xe cho phép bạn điều chỉnh nhiều yếu tố khác nhau, dù là ở tốc độ, khả năng xử lý, hay cả độ ồn âm thanh. Phong cách của xe cũng có thể được thay đổi để phù hợp theo sở thích từng cá nhân, ví dụ có người muốn xe trông táo bạo phù hợp tốc độ hơn và có người thì chỉ muốn xe trở nên càng nổi bật càng tốt.

Thế nhưng một số văn hóa độ xe dường như khó có được một vị trí tồn tại bền vững trong thế giới ô tô, những kiểu độ xe quá đà mà cuối cùng là đi ngược lại mục đích sử dụng của một chiếc ô tô phổ thong. Sau đây, chúng ta sẽ điểm qua 5 văn hóa độ xe mà được không ít người cho là nên quên vào dĩ vãng.

Bosozoku

Bosozoku là một phong trào độ xe Nhật Bản rất nổi tiếng, và được coi là một kiểu văn hóa sánh bước cùng tầng lớp thanh thiếu niên Nhật Bản yêu thích mô tô phân khối lớn và cả ô tô. Nó đã bắt đầu với các băng đảng mô tô trong thập niên 1950, nhưng sự phổ biến của nó đạt đến đỉnh trong những năm 1980 và 1990, và còn tồn tại cho tới tận ngày hôm nay.

Phong cách đặc trưng của văn hóa độ xe Bosozoku là sự ngông cuồng với những cánh gió cao to quá khổ, bộ khuếch tán khổng lồ, tay lái vồng cao trên mô tô, và cả những kiểu ống xả bóng bẩy chọc thẳng lên trời như tre. Trong khi quan điểm nổi loạn tuổi trẻ nghe có vẻ ngây thơ vô tội, nhưng thực tế thì Bosozoku có mang nhiều tính chất tội phạm hơn chỉ là sự bồng bột nhất thời.

Rice

Rice có thể đang chết dần, nhưng nó vẫn đủ lay lắt để khiến không ít người cảm thấy khó chịu. Mặc dù độ xe rice không có một định nghĩa hẳn hoi, nó được cho là từ viết tắt cho cụm “Race Inspired Cosmetic Extras” (phụ tùng làm đẹp lấy cảm hứng xe đua) và thường được áp dụng bởi những “trẻ trâu” muốn lắp đặt chiếc xe đi đường của mình với đủ trang bị phong cách xe đua mà chẳng cần biết đường đua gần nhất ở đâu.

Những trang bị phụ này bao gồm cánh gió lớn, hốc gió bổ sung, vòm bánh loe rộng, các miếng dán tùy chọn, thân vỏ độ,  dây tời và móc tời... Thương hiệu phim “Fast & Furious” là một trong những nguyên nhân khiến văn hóa độ xe này bùng nổ, và nó vẫn tồn tại cho tới ngày nay cho dù đã qua thời hoàng kim từ lâu.

Stance (A.K.A. Oni-kyan)

Người Nhật Bản gọi văn hóa độ xe này là “Oni-kyan”, còn phương tây gọi là “stance”. Vậy rốt cuộc độ xe stance là gì? Về cơ bản, nó là một phong cách độ hệ thống treo của xe sao cho càng sát xuống mặt đường càng tốt. Bên cạnh đó, những người chơi xe stance còn tiến hành điều chỉnh cả độ nghiêng của bánh xe một cách quái đản.

Bất cứ chiếc xe nào cũng có thể trở thành "nạn nhân" của văn hóa độ xe này. Tất nhiên, một mẫu Oni-kyan được độ chuẩn có thể rất thú vị và sử dụng được ngon lành trên cả đường phố lẫn đường đua. Một điều đáng phê phán khác là một số người chơi xe stance còn khiến xe của họ trở nên nguy hiểm, khi hạ thấp hệ thống treo đến mức ảnh hưởng khả năng xử lý tay lái, cộng thêm việc cắt bớt lò xo của hệ thống treo.

Lowrider

Lowrider là một phong trào độ xe phổ biến ở Mỹ, nhưng dường như nó cũng đã đi đến điểm cần phải dừng lại. Về bản chất, lowrider vốn được hiểu là một chiếc xe được điều chỉnh hệ thống treo thấp hơn lúc ban đầu, nhưng không chỉ có vậy, dân độ còn sử dụng hệ thống treo thủy lực để khiến chiếc xe gần như có thể “nhún nhảy”, hạ thấp và nâng cao từ góc thân xe một cách độc lập, và nẩy tưng tưng nếu muốn.

Mặc dù phong cách này không quá điên rồ và dẫn đến các hoạt động làm loạn, chống đối pháp luật, nhưng thực sự thì nó đã trải qua thời hoàng kim và trở nên cũ kĩ rồi. Có lẽ trong một tương lai xa, nó sẽ lại trở thành trào lưu phổ biến, nhưng hiện tại thì đã quá đủ.

Hi-Riser/Donk

Trong khi lowrider chủ yếu là về hạ thấp xe hơn so với nguyên bản, Hi-Rider là ngược lại như thế. Văn hóa độ xe độc đáo này cũng xuất phát từ Mỹ, và có truyền thống sử dụng các mẫu sedan cỡ lớn, ưu tiên hệ dẫn động cầu sau với khoảng sáng gầm được nâng cao đáng kể nhờ có bộ la-zăng khổng lồ, mạ crôm hoặc gắn một thứ gì đó sáng loáng, càng thu hút càng tốt. Đồng thời, thân vỏ cũng thường được điều chỉnh để phù hợp với bộ la-zăng mới.

Văn hóa độ xe này đã từng bước phát triển để rồi bao gồm cả thứ được gọi là Donk hoặc Dub, một sự bổ sung lên Hi-Riser truyền thống với các bộ loa lớn và hệ thống âm thanh ồn ào kinh khủng. Nhìn chung, đây là một kiểu độ xa đậm tính khoa trương, quá lố và không mang lại lợi ích hiệu suất gì cả.

Theo Thanh Niên Việt Duy Thành
Đánh giá: