menu

Thủ tục sang tên đổi chủ xe ô tô theo quy định mới nhất năm 2020

13:31 - 17/10/2020

Tôi đang muốn làm thủ tục sang tên đổi chủ xe ô tô thì cần chuẩn bị giấy tờ gì? Quy trình làm thủ tục như thế nào? (Phạm Văn Minh, 36 tuổi)

Không phải ai cũng có đủ điều kiện để mua một chiếc ô tô mới. Thay vào đó, họ chọn phương án mua xe cũ để tiết kiệm tài chính. Sau khi mua ô tô cũ xong, một trong những thủ tục đầu tiên mà nhiều người làm chính là sang tên, đổi chủ cho xe. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được các thủ tục sang tên đổi chủ xe ô tô, ví dụ như độc giả Phạm Văn Minh (36 tuổi). Để giải đáp cho anh Minh cùng những người khác quan tâm đến vấn đề này, Tinxe.vn xin hướng dẫn các bạn thủ tục sang tên đổi chủ xe ô tô và các giấy tờ cần thiết trong bài viết dưới đây.

Quy trình và thủ tục sang tên đổi chủ xe ô tô

Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ cần chuẩn bị khi mua bán ô tô

- Giấy đăng ký xe ô tô

- Sổ đăng kiểm ô tô

- Bảo hiểm ô tô (nếu có)

- Giấy CMND, sổ hộ khẩu của bên bán và bên mua

- Tùy vào từng trường hợp mà một số nơi sẽ đòi hỏi giấy xác nhận độc thân hoặc giấy đăng ký kết hôn.

Bước 2: Công chứng hợp đồng mua bán xe 

Khi bên mua đã xem xét kỹ tình trạng, giấy tờ xe và thỏa thuận xong giá bán thì 2 bên tiến hành làm công chứng hợp đồng mua bán xe tại bất cứ văn phòng công chứng nào. Tại đây, các nhân viên công chứng sẽ hướng dẫn các thủ tục làm hợp đồng mua bán xe và soạn thảo hợp đồng mua bán. Hai bên ký vào bản hợp đồng này, phòng công chứng xác nhận, đóng dấu và thu phí (phí công chứng dựa trên % giá trị chiếc xe được mua bán). Hợp đồng sẽ được làm thành 3 bản chính, mỗi bên giữ 1 bản. Tương tự với thủ tục sang tên xe ô tô từ công ty sang cá nhân.

Trong trường hợp 2 bên mua và bán ở 2 tỉnh khác nhau thì người mua cần yêu cầu người bán rút toàn bộ hồ sơ gốc của xe tại cơ quan công an đang đăng ký. Đây được gọi là thủ tục chuyển vùng xe ô tô cũ và mang tính chất bắt buộc, nếu không thực hiện người mua sẽ không đăng ký sang tên đổi chủ được. 

Hướng dẫn chi tiết thủ tục sang tên đổi chủ ô tô 2020.

Thủ tục sang tên đổi chủ ô tô là điều mà những người dùng xe hơi nên biết.

Bước 3: Đóng thuế trước bạ

Sau khi 2 bên đã công chứng hợp đồng mua xe, người mua xe mang hợp đồng và các giấy tờ xe đến cơ quan thuế đóng phí trước bạ để công nhận quyền sở hữu chiếc xe. Mức phí trước bạ xe ô tô cũ sẽ được tính khác nhau, phụ thuộc vào thời gian xe sử dụng:

- Xe sử dụng 1 năm, mức tính phí trước bạ: 90%

- Xe sử dụng từ 1 - 3 năm, mức tính phí trước bạ: 70%

- Xe sử dụng từ 3 - 6 năm, phí trước bạ: 50%

- Xe sử dụng từ 6 - 10 năm, phí trước bạ: 30%

- Xe sử dụng trên 10 năm, phí trước bạ: 20%

Bước 4: Làm thủ tục sang tên đổi chủ xe ô tô

Người mua xe đóng phí trước bạ xong thì đem tất cả giấy tờ và hóa đơn thuế trước bạ đến cơ quan công an đăng ký xe để làm thủ tục đăng ký ô tô mới. Tại đây, bạn sẽ được phát tờ khai đăng ký xe ô tô. Tờ khai này cần chữ ký của người bán xe nên cả 2 bên cần có mặt ở cơ quan đăng ký để xác nhận.

Người mua thực hiện việc cà số khung, số máy (mỗi loại cần cà 3 bảng) để dán vào tờ khai và nộp cho cơ quan công an. Bạn sẽ nhận được giấy hẹn đến ngày lấy giấy đăng ký xe.

- Trường hợp làm thủ tục sang tên đổi chủ ô tô ở khác tỉnh: Bạn sẽ được cấp 1 biển số mới và biển số cũ được trả về kho số của tỉnh đó.

-Trường hợp làm thủ tục sang tên đổi chủ xe ô tô cùng tỉnh: Nếu xe bạn mua có biển 4 số thì biển số này sẽ được thu lại và cấp biển mới, còn nếu xe bạn mua là biển 5 số thì không cần cấp lại số mới.

Điền tờ khai đăng ký xe ô tô cần có chữ ký của người bán xe và người mua xe.

Điền tờ khai đăng ký xe ô tô cần có chữ ký của người bán xe và người mua xe.

Bước 5: Khám lưu hành và đổi sổ lưu hành

Nếu hạn lưu hành xe vẫn còn và xe không đổi biển số mới thì bạn vẫn tiếp tục sử dụng xe đến hết hạn lưu hành trên chiếc xe cũ đang sử dụng. Trong trường hợp bạn đổi số điện thoại mới thì cần phải đăng ký khám lưu hành mới ngay sau khi được cấp giấy đăng ký xe.

Thời hạn giải quyết mua bán xe ô tô

Thời hạn để cơ quan có trách nhiệm giải quyết mua bán xe ô tô là trong vòng 2 – 7 ngày kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ thủ tục sang tên xe ô tô. Ngay trong ngày đi nộp giấy tờ, hồ sơ, chủ xe sẽ được cấp giấy đăng kí tạm thời có hạn sử dụng đến khi nhận được đăng kí mới.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ mua bán/cho tặng/thừa kế xe, người mua hoặc người nhận xe phải đến địa điểm sang tên đổi chủ xe ô tô/cơ quan đăng ký xe (cà vẹt xe) đang quản lý chiếc xe đó làm thủ tục sang tên, di chuyển, thay đổi đăng ký xe (cà vẹt xe).

Nếu trong thời hạn 30 ngày vẫn chưa làm thủ tục sang tên có thể bị phạt từ 1 triệu đồng - 2 triệu đồng.

Nếu trong thời hạn 30 ngày vẫn chưa làm thủ tục sang tên có thể bị phạt từ 1 triệu đồng - 2 triệu đồng.

Phí sang tên đổi chủ xe ô tô

Phí sang tên đổi chủ xe ô tô 2020 bao gồm 3 loại: Lệ phí trước bạ, phí đổi biển số và phí làm giám định hải quan cho xe.

- Lệ phí trước bạ phải đóng tại chi cục thuế: Khi sang tên đổi chủ ô tô, tỷ lệ tính phí trước bạ dựa trên thời gian sử dụng xe kể từ năm sản xuất (năm sản xuất được tính là 1 năm) theo tỷ lệ phần trăm giá trị xe mới cùng loại. Xe hoạt động 1-3 năm tính 70% giá trị; 3-6 năm 50%; 6-10 năm 30%; trên 10 năm 20%.

- Phí đổi biển: Sau khi hoàn thiện hồ sơ và có đầy đủ giấy tờ cần thiết, bạn đến các điểm đăng ký xe của phòng CSGT để nộp và sẽ được giải quyết từ 2 – 3 ngày, trừ thứ 7 và chủ nhật. Chi phí đổi biển cũng khá thấp, ví dụ tại Hà Nội, xe đã có biển 5 số thì khi sang tên chỉ mất 50.000 đồng. Nếu xe ô tô biển tỉnh mua về Hà Nội thì chi phí cấp biển xe ô tô mới là 20 triệu đồng. Nếu đổi biển 4 số sang 5 số thì chi phí là 150.000 đồng.

- Phí giám định hải quan: Giám định hải quan chỉ thực hiện với xe nhập khẩu và được miễn đối với xe lắp ráp trong nước. Bạn cần mang xe đến cơ quan kiểm định xe, họ sẽ kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ gốc nhập khẩu của xe. Chi phí cho dịch vụ giám định hải quan là khoảng 1 triệu đồng/xe.

Lỗi không sang tên đổi chủ ô tô năm 2020 bị phạt bao nhiêu tiền?

Lỗi không sang tên đổi chủ ô tô theo Nghị định 100, áp dụng năm 2020 tăng gấp đôi so với trước đây.

Lỗi không sang tên đổi chủ ô tô theo Nghị định 100, áp dụng năm 2020 tăng gấp đôi so với trước đây.

Theo Điều 30, Nghị định 100/2019 có hiệu lực thi hành từ 1/1/2020, quy định mức xử phạt đối với lỗi xe không chính chủ hay còn gọi là hành vi không đăng ký sang tên xe như sau:

Phạt tiền từ 2 - 4 triệu đồng đối với cá nhân, từ 4 - 8 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô không làm thủ tục sang tên xe ô tô (chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô.

Trước đó, mức phạt của lỗi này theo Nghị định 46/2016 cao nhất chỉ là 4 triệu đồng. Như vậy, theo quy định mới 2020 thì mức phạt đã tăng gấp đôi, cao nhất là 8 triệu đồng.

Trên đây là những điều cần biết về thủ tục sang tên đổi chủ xe ô tô, phí sang tên đổi chủ ô tô, lỗi không sang tên đổi chủ xe được Tinxe.vn tổng hợp để độc giả tham khảo. Hy vọng những thông tin này giúp ích cho anh Phạm Văn Minh nói riêng và độc giả nói chung khi đi làm thủ tục sang tên, đổi chủ cho xe.

Tịnh Tâm

Đánh giá: