Xe ô tô bị barie hạ trúng làm vỡ kính khi đi qua trạm ETC thì có được bảo hiểm đền bù không?
11:15 - 23/08/2022
Việc triển khai 100% thu phí tự động không dừng trên các tuyến đường cao tốc từ hồi đầu tháng 8 đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng. Trong đó còn tồn đọng khá nhiều lỗi phát sinh, nổi bật nhất là việc barie hạ xuống làm vỡ kính lái, móp capo,... khiến các chủ xe vô cùng bức xúc. Với tình huống này thì liệu bảo hiểm có đền bù thiệt hại cho chủ xe?
Đền bù cho những trường hợp bất khả kháng
Các trường hợp xe bị hư hỏng do barie tại trạm thu phí không dừng ETC gây ra sẽ được bảo hiểm thanh toán ứng trước tiền sửa chữa (nếu xe đó mua bảo hiểm vật chất). Sau đó, đơn vị vận hành thu phí sẽ chi trả bù lại cho công ty bảo hiểm theo nguyên tắc thế quyền.
Tuy nhiên, cần phải xét các trường hợp một cách rõ ràng. Nếu barie chưa mở nhưng chủ xe điều khiển ở vận tốc bình thường (không quá 30 km/h), khi xảy ra va chạm thì bảo hiểm vẫn sẽ chịu trách nhiệm bồi thường. Còn nếu ô tô đang đi qua mà barie bất ngờ hạ xuống gây hỏng hóc, vỡ kính,... thì bên vận hành barie đó phải chịu trách nhiệm.
Nếu chủ xe cố ý gây hư hỏng, có nồng độ cồn trong máu và khí thở vượt mức quy định/ sử dụng chất kích thích hoặc chất cấm thì bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm đền bù.
Như vậy, để được bảo hiểm bồi thường, chủ xe cần chứng minh được sự cố do phía vận hành barie, có thể thông qua video từ camera hành trình. Nếu bên bảo hiểm chấp nhận bồi thường thì chủ xe phải ký hồ sơ thế quyền, để công ty bảo hiểm yêu cầu cơ quan vận hành barie đó bồi hoàn cho họ chi phí mà đã bồi thường cho chủ xe.
Mức độ bồi thường là bao nhiêu?
Sau khi bồi thường thiệt hại cho chủ xe, công ty bảo hiểm có quyền yêu cầu phía chủ phương tiện ký hồ sơ thế quyền để làm việc với đơn vị vận hành barie, từ đó góp phần bù đắp chi phí mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự cố.
Mức độ bồi thường sẽ dựa theo điều kiện và quy định trong hợp đồng của mỗi đơn vị bảo hiểm. Và để hưởng được quyền lợi này thì chủ xe cần mua trước các gói bảo hiểm thân vỏ, bảo hiểm ô tô.
>>> Xem thêm: Tất cả những điều cần biết về bảo hiểm vật chất ô tô mà các lái xe không thể bỏ qua
Đối với các phương tiện đã mua bảo hiểm vật chất, khi gặp tai nạn thì chủ xe cần báo cho nhân viên bên bảo hiểm ngay lập tức, nếu xe không nằm trong các mục ngoại trừ bảo hiểm thì sẽ được xử lý, hồ sơ bảo hiểm và các thủ tục liên quan sẽ được lập.
Bài viết mới nhất
-
Hội người dùng VinFast VF 8 “test” chất lượng xe bằng chuyến viễn du Tây Tạng
7 giờ trước
-
Không cần độ cầu kỳ, chủ xe chỉ chi gần 200 triệu đồng cho món đồ chơi này đã khiến chiếc VinFast VF3 quá đẳng cấp
Hôm qua lúc 09:12
-
Đây sẽ là 2 chiến binh của hãng xe Skoda tại triển lãm VMS 2024
Hôm qua lúc 06:35