menu

i2C - xe quốc dân mới của Indonesia, nhiều khả năng là phiên bản nội địa hóa của BYD Atto 3

14:52 - 24/07/2025

Những thông số vận hành ban đầu của i2C trùng khớp với mẫu ô tô điện Trung Quốc BYD Atto 3.

Tại Triển lãm Ô tô Quốc tế Indonesia (GIIAS) 2025 hiện đang diễn ra, mẫu ô tô điện được mệnh danh "xe quốc dân" i2C đã ra mắt dưới dạng mô hình đất sét tỉ lệ 1:1. Tên gọi của mẫu xe này được viết tắt từ cụm "Indonesian Indigenous Car” (tạm dịch: Xe bản địa Indonesia).

i2C - xe quốc dân mới của Indonesia

i2C - xe quốc dân mới của Indonesia

Đơn vị đứng sau dự án phát triển mẫu xe này là PT Teknologi Militer Indonesia (TMI) - một công ty chuyên về thiết bị quân sự. Theo phần giới thiệu trên trang web chính thức, TMI là một "nền tảng chiến lược nhằm tiếp nhận các công nghệ đổi mới để nâng cao năng lực quốc phòng và an ninh quốc gia, đồng thời là nhà tích hợp hệ thống cho các hệ thống quản lý chiến đấu hiện đại hóa". Trong mục sản phẩm, TMI đã liệt kê các hệ thống phòng thủ trên không, bộ binh và hải quân.

Sản phẩm đầu tiên của i2C sẽ là một mẫu SUV cỡ lớn, được phát triển dựa trên nền tảng của một đối tác nước ngoài chưa được tiết lộ danh tính. Chỉ biết rằng, TMI đã hợp tác với Italdesign để hỗ trợ về mặt thiết kế. Tuy nhiên, studio thiết kế nổi tiếng của Ý chỉ đóng vai trò cố vấn và hỗ trợ kỹ thuật.

Các nhà thiết kế là người Indonesia. Chúng tôi chỉ nhờ Italdesign tư vấn”, ông Harsusantu - Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành TMI - chia sẻ với trang tin Kompas. Ông nói thêm rằng Italdesign còn hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp quyền truy cập cơ sở dữ liệu thiết kế toàn cầu cho họ. Đồng thời, TMI cũng đang hợp tác với các trường đại học và nhà thiết kế nội địa.

Italdesign là cố vấn thiết kế và kỹ thuật của i2C

Italdesign là cố vấn thiết kế và kỹ thuật của i2C.

Những người đứng sau mẫu xe quốc dân mới này khẳng định SUV điện 7 chỗ của i2C sẽ là mẫu xe đầu tiên được phát triển hoàn toàn với quyền sở hữu trí tuệ thuộc về Indonesia. Theo một số nguồn tin, 5 nhà thiết kế bản địa đã tạo ra mẫu xe từ con số 0, mang đậm bản sắc văn hóa Nusantara.

TMI nhấn mạnh rằng i2C không chỉ tập trung vào thiết kế mà còn chú trọng khả năng sản xuất. “Tất cả thiết kế đều tính đến khả năng chế tạo công cụ và chuỗi cung ứng trong nước để đảm bảo chi phí sản xuất không bị đội lên quá cao”, lãnh đạo TMI cho biết. Dù pin và động cơ đến từ các nhà cung cấp toàn cầu, nhưng hệ thống tích hợp, phần mềm và nền tảng xe đều do đội ngũ của i2C phát triển, nhằm đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ thuộc về Indonesia.

TMI cho biết họ sẽ sản xuất 40–50 xe nguyên mẫu để phục vụ thử nghiệm va chạm cũng như đánh giá khả năng sản xuất với sự hỗ trợ của mô phỏng kỹ thuật số. Họ đặt mục tiêu sản xuất hàng loạt vào cuối năm 2027 hoặc đầu năm 2028 với giá bán dự kiến dưới 500 triệu rupiah (khoảng 790 triệu đồng).

i2C là mẫu SUV điện 7 chỗ cỡ lớn

i2C là mẫu SUV điện 7 chỗ cỡ lớn.

Tính đến thời điểm hiện tại, chiếc xe nền tảng của i2C vẫn là một ẩn số, nhưng rất có thể đến từ một hãng xe Trung Quốc. Nguyên nhân là bởi i2C công bố xe dùng pin NMC có dung lượng 83,4 kWh và đạt phạm vi hoạt động 617 km theo tiêu chuẩn CLTC của Trung Quốc. Bên cạnh đó, xe còn sử dụng một mô-tơ điện đặt phía sau, cho công suất tối đa 204 mã lực và mô-men xoắn cực đại 310 Nm.

Những con số trên đều trùng khớp với thông số của BYD Atto 3, cho phép i2C tăng tốc 0-100 km/h trong thời gian khoảng 9,1 giây và đạt tốc độ tối đa 200 km/h. Chưa hết, "xe quốc dân của Indonesia" còn hỗ trợ sạc nhanh DC với công suất tối đa 150 kW và sạc chậm AC 11 kW.

i2C nhiều khả năng là phiên bản nội địa hóa của BYD Atto 3

i2C nhiều khả năng là phiên bản nội địa hóa của BYD Atto 3.

Trước đây, Indonesia còn giới thiệu hai mẫu xe quốc dân khác, đó là Aletra L8 và Polytron G3. Aletra là phiên bản đổi tên của Livan Maple 80V L, thực chất là Geely Jiaji EV. Trong khi đó, Polytron G3 là mẫu Skyworth EV6 SUV. Như vậy, cả 2 mẫu xe quốc dân của Indonesia đều được phát triển dựa trên ô tô điện Trung Quốc.

Đánh giá:
Quảng cáo