Vận chuyển hàng nguy hiểm, tài xế bị phạt đến 3 triệu Đồng
12:00 - 01/04/2018
Hàng nguy hiểm theo quy định pháp luật
Bộ Công an quy định, hàng nguy hiểm là hàng hóa chứa các chất nguy hiểm có khả năng gây hại đến tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia. Hàng nguy hiểm được phân thành 9 loại như sau:
Loại thứ 1: Các chất nổ; các chất và vật liệu nổ công nghiệp.
Loại thứ 2: Khí ga dễ cháy; khí ga không dễ cháy, không độc hại; khí ga độc hại
Loại thứ 3: Các chất lỏng dễ cháy và các chất nổ lỏng khử nhậy
Loại thứ 4: Các chất đặc dễ cháy; các chất tự phản ứng và các chất nổ đặc khử nhậy; các chất dễ tự bốc cháy; các chất khi gặp nước phát ra khí ga dễ cháy.
Loại thứ 5: Các chất ôxy hóa; các hợp chất ô xít hữu cơ.
Loại thứ 6: Các chất độc hại; các chất lây nhiễm.
Loại thứ 7: Các chất phóng xạ .
Loại thứ 8: Các chất ăn mòn.
Loại thứ 9: Các chất và hàng nguy hiểm khác.
(Ảnh minh họa)
Việc vận chuyển hàng nguy hiểm cần phải có giấy phép của các cơ quan có thẩm quyền. Mỗi loại hàng đều sẽ do từng bộ, ngành cấp phép. Theo đó, Bộ NN&PTNT cấp giấy phép cho các chất bảo vệ thực vật.. Bộ Công an cấp cho hàng nguy hiểm loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 và loại 9. Bộ KH&CN cấp cho hàng nguy hiểm loại 5, loại 7 và loại 8. Bộ Y tế cấp phép cho các hóa chất độc dùng trong lĩnh vực y tế và hóa chất diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng. Bộ TN&MT cấp phép cho các hóa chất độc nguy hiểm còn lại trong các loại hàng nguy hiểm. Riêng các loại hàng nguy hiểm phục vụ mục đích quốc phòng và an ninh của lực lượng vũ trang sẽ do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an quy định.
Xử phạt phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm
Việc xử phạt người điều khiển xe ô tô thực hiện hành vi vi phạm quy định về vận chuyển chất gây ô nhiễm môi trường, hàng nguy hiểm có quy định rõ ràng tại khoản 2 và khoản 3 Điều 26 trong Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Theo đó, tài xế vận chuyển hàng nguy hiểm không có giấy phép hoặc có nhưng không thực hiện đúng quy định trong giấy phép sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 – 3.000.000 Đồng.
(Ảnh minh họa)
Bên cạnh phạt tiền, tài xế còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng.
Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 26, tài xế vận chuyển hàng nguy hiểm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả gồm buộc phải thực hiện đúng các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm, bảo vệ môi trường, nếu gây ô nhiễm môi trường phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.
Xem thêm: Hơn 80 nước có quyền sử dụng bằng lái xe quốc tế ở Việt Nam
Bài viết mới nhất
-
Bạn có biết bạn vẫn có thể mua một chiếc Ferrari LaFerrari hoàn toàn mới không?
Hôm qua lúc 08:30
-
Đại lý hé lộ BYD Sealion 6 DM-i sắp được bán ở Việt Nam, giá chỉ hơn 700 triệu đồng
Hôm qua lúc 01:16
-
Đại lý Việt nhận cọc MPV cỡ trung MG G50, giá khởi điểm dự kiến chỉ hơn 500 triệu đồng
Hôm qua lúc 00:28