menu

Những vi phạm giao thông bị nâng mức phạt trong năm 2022 mà chủ xe nào cũng phải biết

16:15 - 02/04/2022

Nghị định 123/2021/NĐ-CP đã nâng mức phạt với nhiều trường hợp vi phạm so với Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP, việc xử phạt các lỗi vi phạm sẽ có nhiều điểm mới nhằm sửa đổi và bổ sung cho Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Trong đó, có mức phạt dành cho các lỗi thường gặp như không chấp hành tín hiệu đèn hoặc hiệu lệnh của người thi hành công vụ, lỗi quá tốc độ, sử dụng thiết bị di động,...

Sử dụng thiết bị di động

Đối với ô tô

Căn cứ vào điểm d, Khoản 34, Điều 2 tại Nghị định 123 quy định, người lái xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô sử dụng điện thoại di động khi điều khiển xe đang chạy trên đường sẽ bị xử phạt từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng, tăng 1.000.000 đồng so với Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Đối với xe máy

Căn cứ theo điểm g, Khoản 34, Điều 2, Nghị định 123, người điều khiển xe gắn máy, xe mô tô (kể cả các xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và tương tự xe gắn máy sử dụng điện thoại di động, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính), ô (dù) sẽ bị phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 đồng.

Xử phạt từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng nếu điều khiển ô tô sử dụng điện thoại di động

Xử phạt từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng nếu người điều khiển ô tô sử dụng điện thoại di động khi xe đang chạy trên đường

Không tuân thủ đèn tín hiệu giao thông

Đối với ô tô

- Phạt tiền từ 4.000.000 - 6.000.000 đồng với trường hợp không chấp hành hiệu lệnh tín hiệu giao thông hoặc hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông (căn cứ theo điểm đ, Khoản 34, Điều 2), tăng 1.000.000 đồng so với Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

- Phạt tiền từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng nếu điều khiển xe ô tô hoặc loại xe tương tự ô tô đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào (căn cứ theo điểm d, Khoản 34, Điều 2).

- Phạt tiền từ 300.000 - 400.000 đồng (tăng 100.000 đồng so với Nghị định 100) nếu vi phạm các lỗi sau:

+ Dừng, đỗ ô tô không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết.

+ Bấm còi trong đô thị và khu đông dân cư từ 22h hôm trước đến 5h hôm sau (trừ xe ưu tiên đang làm nhiệm vụ theo quy định).

Đối với xe máy

Phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 đồng với trường hợp người điều khiển xe gắn máy, xe mô tô, kể cả xe điện, các loại xe tương tự xe mô tô nếu không chấp hành hiệu lệnh hoặc tín hiệu đèn giao thông (theo điểm g, Khoản 34, Điều 2). 

Điều khiển xe quá tốc độ

Đối với ô tô

Phạt tiền từ 4.000.000 - 6.000.000 đồng (theo điểm đ, Khoản 34, Điều 2, Nghị định 123) với trường hợp điều khiển ô tô chạy quá tốc độ quy định từ 10 - 20 km/h, tăng 1.000.000 đồng so với Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Đối với xe máy

Phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 đồng khi vi phạm chạy quá tốc độ quy định từ 10 - 20 km/h.

Chở quá số người quy định

- Xe khách chở quá số người quy định bị phạt từ 400.000 - 600.000 đồng/người nhưng tổng mức phạt tối đa không vượt quá 75.000.000 đồng. Ở Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì tổng mức phạt tối đa không vượt quá 40.000.000 đồng.

- Xe khách chạy tuyến có cự ly hơn 300 km chở quá số người quy định sẽ bị xử phạt 1.000.000 - 2.000.000 đồng/người nhưng tổng mức phạt tối đa không vượt quá 75.000.000 đồng. Ở Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức tổng phạt tối đa không vượt quá 40.000.000 đồng.

Vi phạm quy định về Giấy phép lái xe và Giấy đăng ký xe 

Đối với xe ô tô

Khoản 11, Điều 2, Nghị định 123/2021/NĐ-CP, quy định:

- Phạt tiền từ 5.000.000 - 7.000.000 đồng (tăng 1.000.000 đồng so với Nghị định 100/2019/NĐ-CP) nếu người điều khiển xe ô tô, xe máy kéo và các loại xe tương tự ô tô vi phạm các hành vi sau:

+ Giấy phép lái xe đã hết hạn sử dụng dưới 3 tháng.

+ Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia.

+ Sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ (Giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe).

- Phạt tiền từ 10.000.000 - 12.000.000 đồng nếu người điều khiển xe ô tô hoặc xe máy kéo và các loại xe tương tự ô tô vi phạm các hành vi sau:

+ Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng từ 3 tháng trở lên, tăng 6.000.000 đồng so với Nghị  định 100/2019/NĐ-CP.

+ Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc sử dụng Giấy phép lái xe bị tẩy xóa, tăng 7.000.000 - 8.000.000 đồng so với Nghị định 100/2019/NĐ-CP (mức cũ là 3.000.000 - 4.000.000 đồng).

- Phạt tiền từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng nếu không có Giấy đăng ký theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng.

Đối với xe máy

- Phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 đồng nếu xe máy không có giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng.

- Phạt tiền từ 4.000.000 - 5.000.000 đồng với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi-lanh từ 175cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh nếu vi phạm:

+ Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển.

+ Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa.

+ Sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ.

+ Có Giấy phép lái xe quốc tế nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia.

Không nhường đường hoặc cản trở xe ưu tiên

Đối với ô tô

Ô tô không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu làm nhiệm vụ sẽ bị phạt 6.000.000 - 8.000.000 đồng, tăng 3.000.000 đồng so với Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Đối với xe máy

Phạt tiền từ 1.000.000 - 2.000.000 đồng nếu cản trở hoặc không nhường đường cho xe ưu tiên đang phát tín hiệu làm nhiệm vụ. Mức phạt cũ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP là 600.000 - 1.000.000 đồng.

Dừng, đỗ xe sai quy định

Phạt tiền từ 10.000.000 - 12.000.000 đồng với ô tô dừng, đỗ xe sai quy định.

Phạt tiền từ 10.000.000 - 12.000.000 đồng với ô tô dừng, đỗ xe sai quy định.

Đối với ô tô

- Phạt tiền từ 10.000.000 - 12.000.000 đồng nếu ô tô dừng, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; không có báo hiệu để người lái xe khác biết khi buộc phải dừng xe; quay đầu xe trên đường cao tốc, tăng 4.000.000 đồng so với Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

- Phạt tiền từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng nếu ô tô dừng, đỗ, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông. 

Đối với xe máy

- Phạt tiền từ 300.000 - 400.000 đồng nếu

+ Dừng, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường; 

+ Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; tụ tập từ 03 xe trở lên ở lòng đường, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật; 

+ Dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, điểm dừng đón trả khách của xe buýt, nơi đường bộ giao nhau, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; đỗ xe tại nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 49 Nghị định này;

- Phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 đồng nếu dừng, đỗ xe máy trong hầm đường bộ không đúng quy định.

Vi phạm lắp sai biển số xe

Đối với ô tô

Khoản 9, Điều 2, Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định, phạt tiền từ 4.000.000 - 6.000.000 đồng (mức phạt cũ theo Nghị định 100 là 800.000 - 1.000.000 đồng) với các vi phạm:

- Điều khiển ô tô không gắn đủ biển số hoặc gắn biển số không đúng vị trí

- Gắn biển số không rõ chữ, số

- Gắn biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng

- Sơn, dán thêm làm thay đổi chữ, số hoặc thay đổi màu sắc của chữ, số, nền biển (kể cả rơ-moóc và sơ-mi rơ-moóc).

Đối với xe máy

Phạt tiền từ 300.000 - 400.000 đồng nếu người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe gắn máy điều khiển xe gắn biển số không đúng vị trí; gắn biển số không rõ chữ, số; gắn biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng; sơn, dán thêm làm thay đổi chữ, số hoặc thay đổi màu sắc của chữ, số, nền biển.

Không đội mũ bảo hiểm

Không đội mũ bảo hiểm sẽ bị xử phạt từ 400.000 - 600.000 đồng.

Không đội mũ bảo hiểm sẽ bị xử phạt từ 400.000 - 600.000 đồng.

Theo điểm b, Khoản 4, Điều 2, Nghị định 123/2021/NĐ-CP, quy định phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng (mức phạt cũ ở Nghị định 100/2019/NĐ-CP là 200.000 - 300.000 đồng) với trường hợp:

- Không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai đúng quy cách.

- Người đi xe máy chở người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai đúng quy cách.

Trên đây là thông tin mới nhất về những điều chỉnh trong mức phạt đối với các lỗi thường gặp để độc giả tham khảo. Hãy luôn cập nhật những bài viết hữu ích và mới nhất từ Tinxe để có những chuyến đi an toàn!

Đánh giá: