menu

7 thói quen xấu có thể gây tai nạn của người Việt khi đi xe máy

Hiển Xăm 13:33 - 12/05/2019

Bảy thói quen xấu sau đây sẽ chỉ rõ ra rằng vì sao tỉ lệ tai nạn với người đi xe máy tại Việt Nam luôn ở mức độ cao.

1. Không chấp hành đèn tín hiệu giao thông và biển báo, vạch kẻ đường

Không chấp hành đèn tín hiệu giao thông, biển báo, vạch kẻ đường.

Người điều khiển xe máy thường không chấp hành đèn tín hiệu giao thông, biển báo, vạch kẻ đường.

Đây là một vấn đề rất dễ gặp ở bất kỳ một người điều khiển xe máy nào khi tham gia giao thông. Hầu hết những người lái xe máy đều có ít nhất một lần không chấp hành đèn tín hiệu giao thông, không tuân thủ biển báo vạch kẻ đường. Đây là một hành vi gây nguy hiểm cho cả bản thân cũng như cho các phương tiện tham gia giao thông khác khi mà không ai có thể đoán trước được người đi xe máy sẽ hành động như thế nào khi gặp đèn tín hiệu hay biển cảnh báo. 

2. Không sử dụng mũ bảo hiểm đúng tiêu chuẩn

Không sử dụng mũ bảo hiểm hoặc sử dụng mũ bảo hiểm không đúng tiêu chuẩn là một điều thường thấy ở người lái xe máy Việt Nam.

Không sử dụng mũ bảo hiểm hoặc sử dụng mũ bảo hiểm không đúng tiêu chuẩn là một điều thường thấy ở người lái xe máy Việt Nam.

Người đi xe máy tại Việt Nam hầu hết đều sử dụng mũ bảo hiểm không đủ tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn cho bản thân khi có tình huống xấu xảy ra. Với những loại mũ bảo hiểm ko đảm bảo chất lượng được bán tràn lan với giá rẻ thì chỉ có tác dụng duy nhất là để đối phó với cơ quan chức năng khi kiểm tra, còn giá trị an toàn để bảo vệ người đi xe máy là hầu như không có.

3. Không sử dụng đèn của xe đúng cách

Đèn xe máy được chia ra làm ba loại: đèn xi-nhan  báo rẽ, đèn hậu báo phanh và đèn chiếu sáng (bao gồm đèn chiếu xa và đèn chiếu gần). Thế nhưng nhiều người tham gia giao thông lại không phân biệt được hoặc cho rằng không cần phải phân biệt giữa đèn chiếu xa và đèn chiếu gần - miễn sao có bật đèn và sáng nhất có thể là được. Do đó, nhiều lái xe di chuyển trong đường nội đô vẫn để cả đèn chiếu xa gây khó chịu và giảm tầm nhìn cho những người đi phía trước.

Sử dụng đèn xe không đúng cách là một thói quen xấu của người lái xe máy tại Việt Nam.

Sử dụng đèn xe không đúng cách là một thói quen xấu của người lái xe máy tại Việt Nam.

Ngoài ra, nhiều người điều khiển xe máy cũng không có thói quen bật xi-nhan báo rẽ mỗi khi muốn chuyển hướng di chuyển hoặc chuyển làn đường. Đây cũng là một yếu tố gây bất ngờ cho những người tham gia giao thông khác, tiềm ẩn sự nguy hiểm.

4. Không giữ khoảng cách an toàn với các phương tiện lớn

Trong tham gia giao thông, người lái xe máy là đối tượng sử dụng xe cơ giới ít được bảo vệ nhất trước các tác động bên ngoài. Thế nhưng nhiều người lái xe máy lại có thói quen đi gần hoặc đôi khi là tạt đầu các phương tiện giao thông cỡ lớn khác như xe tải, xe ben, xe container hay xe buýt.

Không giữ khoảng cách với xe ô tô - đặc biệt là các xe cỡ lớn - rất dễ khiến các lái xe máy phải trả giá đắt.

Không giữ khoảng cách với xe ô tô - đặc biệt là các xe cỡ lớn - rất dễ khiến các lái xe máy phải trả giá đắt.

Với các phương tiện cỡ lớn, tầm nhìn sẽ rất hạn chế vì nhiều điểm trên thân xe. Nếu không giữ khoảng cách an toàn, người lái xe máy có thể rơi vào điểm mù của người lái xe to và xảy ra những va chạm đáng tiếc do không thể quan sát được. Ngay cả trong những tình huống mà các xe cỡ lớn đang lùi hoặc quay đầu, nhiều người lái xe máy còn cố gắng luồn ra phía sau xe để đi trước và không ít vụ tai nạn đáng tiếc đã xảy ra.

Những vụ tai nạn thương tâm giữa xe máy với các loại phương tiện cơ giới cỡ lớn trong suốt thời gian qua chính là bài học cho những người điều khiển xe máy.

5. Sử dụng rượu bia trước khi lái xe

Đây là một vấn đề mà nhiều người tham gia giao thông tại Việt Nam mắc phải không chỉ ở xe máy mà còn cả ở ô tô. Chính vì thế, bên cạnh việc lên án hành vi sử dụng rượu bia trước khi lái xe đối với phương tiện xe ô tô thì ngay cả những người đi xe máy cũng cần phải nhớ rằng "đã uống rượu bia, thì không lái xe" để bảo đảm an toàn cho bản thân cũng như cho người khác.

6. Thiếu quan sát khi tham gia giao thông

Người đi xe máy ít khi quan sát trước khi muốn thay đổi hướng đi, dễ tạo ra các tình huống bất ngờ cho các phương tiện khác.

Người đi xe máy ít khi quan sát trước khi muốn thay đổi hướng đi, dễ tạo ra các tình huống bất ngờ cho các phương tiện khác.

Người điều khiển xe máy tại Việt Nam không có thói quen quan sát khi tham giao thông - đặc biệt là mỗi khi chuyển hướng. Thêm vào đó là thói quen không sử dụng đèn xi-nhan báo rẽ của xe nên luôn gây ra những tình huống "giật mình" cho các phương tiện tham gia giao thông khác. Đây cũng là một thói quen xấu của người điều khiển xe máy tại Việt Nam.

7. Xảy ra va chạm - "Xe to đền xe bé"

"Xe to đền xe bé" dường như là một quy định bất thành văn trong tham gia giao thông tại Việt Nam. Trong những tình huống va chạm giữa ô tô và xe máy thì bất kể trường hợp nào cũng có thể khiến người điều khiển ô tô gặp nhiều vấn đề khi giải quyết bởi tâm lý xe to phải nhường xe bé của nhiều người dân Việt Nam. Chính điều này cũng đã phần nào gây ảnh hưởng đến sự yên tâm khi cầm lái của các chủ xe ô tô.

Xảy ra va chạm, nhiều người đi xe máy vẫn giữ tâm lý xe to đền xe bé

Xảy ra va chạm, nhiều người đi xe máy vẫn giữ tâm lý "xe to đền xe bé"

Trong khi đó, ngay những người điều khiển xe máy lại không hề để tâm đến việc họ đang có những thói quen rất xấu khi tham giao thông và dễ gây nguy hiểm cho các phương tiện khác chứ không chỉ mỗi bản thân.

Hiển Xăm
Đánh giá: