Tesla đổ lỗi cho tài xế của Model X trong vụ tai nạn chết người
Duy Thành 19:05 - 12/04/2018
- Tesla Model S lao xuống sông, cặp đôi leo ra ngoài và đứng trên nóc xe để chụp ảnh12/03/2019
- Nhân viên bán hàng Tesla bị tố cáo "cường điệu hóa" khả năng của Autopilot08/09/2018
- Thêm vụ tai nạn chứng minh độ an toàn và "đáng đồng tiền" của Tesla Model 318/07/2018
Trong một thông báo mới của Tesla, nhà sản xuất xe điện đã đổ lỗi cho tài xế, Walter Huang, cho vụ tai nạn chết người liên quan tới một chiếc Tesla Model X trong chế độ tự lái Autopilot diễn ra hồi cuối tháng trước. Nhắc lại một chút là trong vụ tai nạn diễn ra vào ngày 23 tháng 3 năm 2018, một tài xế 38 tuổi đã bị thiệt mạng khi chiếc Model X của anh ta đâm vào rải phân cách trên đường Cao tốc 101 gần Mountain View, California, Mỹ và bốc cháy sau đó.
“Dựa theo gia đình, ông Huang đã biết rõ rằng chế độ tự lái không hoàn hảo, và cụ thể hơn, ông ấy nói với họ rằng nó không đủ độ tin cậy trong đúng vị trí đó, nhưng ông ấy vẫn kích hoạt chế độ tự lái ở đúng chỗ đó,” Tesla nói.
“Vụ va chạm đã xảy ra vào một ngày trời quang với tầm nhìn phía trước lên tới vài trăm mét, đồng nghĩa rằng cách duy nhất để vụ tai nạn này xảy ra là ông Huang đã không chú ý nhìn đường, bất kể chiếc xe cung cấp nhiều tín hiệu cảnh báo làm thế,” Tesla tiếp tục nói.
Trước đó, Tesla đã công khai thông tin lấy được từ nhật ký máy tính của xe, và qua đó đã hé lộ rằng tay của tài xế không hề được phát hiện đặt trên vô lăng trong vòng 6 giây trước khi va chạm.
Nó còn cho biết rằng hệ thống đã chủ động cung cấp vài tín hiệu cảnh báo hình ảnh và một cảnh báo âm thanh hãy đặt tay lên vô lăng trước đó, nhưng chúng đã bị bỏ qua. Thêm vào đó, nhật ký máy tính cho thấy rằng tài xế đã có khoảng 5 giây đồng hồ và 150 mét tầm nhìn không bị chắn trước rải phân cách cứng, nhưng không hành động nào được đưa ra để ngăn cản va chạm.
“Tesla có thông báo rất rõ rằng chế độ tự lái yêu cầu tài xế chú ý và đặt tay lên vô lăng. Lời nhắc nhở này được đưa ra mỗi lần chế độ tự lái được kích hoạt. Nếu hệ thống phát hiện tay không đặt trên vô lăng, nó sẽ cung cấp cảnh báo hình ảnh và âm thanh. Điều này đã xảy ra vài lần trên lần lái xe của ông Huang ngày hôm đó,” nhà sản xuất xe điện giải thích.
Một số người ngoài cuộc đã lên tiếng đổ lỗi cho hệ thống tự lái vì không thể vận hành chuẩn xác trong một số cài đặt nhất định. Kể từ khi vụ tai nạn thương tâm diễn ra, một chủ xe Tesla khác cũng lên tiếng kể về vụ tai nạn của anh ta trong tháng 9 năm 2017, tương tự với trường hợp của ông Huang nhưng may mắn hơn.
Không giống vụ va chạm khiến Huang thiệt mạng, rào chắn an toàn đã ở tình trạng hoạt động, và người tài xế kia đã có thể ra khỏi xe mà không bị thương tích gì. Ông Jim McPherson của cơ sở SafeSelfDrive có đưa ra ý kiến với truyền thông địa phương rằng “góc mặt trời thấp cũng có thể gây ra vấn đề cho camera mà Tesla sử dụng để tự lái.”
Lúc này, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ vẫn đang tiến hành điều tra, và Bloomberg có đưa tin rằng gia đình của ông Huang đang thăm dò các lựa chọn pháp luật. “Chúng tôi thấu cảm với gia đình ông Huang, những người đang đối mặt với mất mát và đau buồn, nhưng ấn tượng sai rằng hệ thống tự lái Autopilot là không an toàn sẽ gây nguy hại tới những người khác trên đường,” Tesla nói.
>>> CEO Tesla lên tiếng về vụ tai nạn do chế độ tự lái trên Model X