menu

Lối đi nào cho Grab sau ngày 1/4, thời điểm chính thức dừng thí điểm taxi công nghệ?

18:01 - 05/03/2020

Kể từ ngày 1/4 tới đây, các đơn vị taxi công nghệ như Grab, FastGo hay GoViet sẽ không được phép điều hành, quản lý hoạt động của phương tiện và phải gửi hóa đơn điện tử cho hành chính và cơ quan thuế để kiểm soát.

Theo nghị định số 10/2020/NĐ-CP Quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/4 tới đây, các doanh nghiệp kinh doanh taxi công nghệ như Grab, Be hay FastGo sẽ phải dừng hoạt động sau một khoảng thời gian thí điểm.

Để có thể được tiếp tục hoạt động tại thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp trên sẽ phải thay đổi để phù hợp với quy định tại Nghị định 10.

Cụ thể, nếu xác định là doanh nghiệp kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, ngoài việc đăng ký kinh doanh, nộp thuế cho nhà nước thì Grab sẽ phải tham gia vào hợp tác xã vận tải; phương tiện vận tải cần có biển hiệu, phù hiệu; thực hiện các nghĩa vụ, đảm bảo quyền lợi của người lao động như đóng bảo hiểm các loại hay tổ chức khám sức khỏe định kỳ; gửi hóa đơn cho khách hàng và cơ quan thuế để kiểm soát.

Nếu xác định là doanh nghiệp kinh doanh vận tải bằng xe, các phương tiện cần có biển hiệu, phù hiệu và tuân thủ quy định tại Nghị định số 10

Nếu xác định là doanh nghiệp kinh doanh vận tải bằng xe, các phương tiện cần có biển hiệu, phù hiệu và tuân thủ quy định tại Nghị định số 10

Mặt khác, nếu Grab tự coi mình là đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải, doanh nghiệp này cần phải chấp hành các quy định tại khoản 1 Điều 35 của Nghị định số 10. Theo đó, yêu cầu vận chuyển từ phía khách hàng cần phải chuyển đến đơn vị kinh doanh vận tải đang tham gia vào phần mềm, ứng dụng hỗ trợ kết nối.

Nếu xác định là Đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ, Grab sẽ không được trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe và không quyết định giá cước vận tải

Nếu xác định là Đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ, Grab sẽ không được trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe và không quyết định giá cước vận tải

Nhìn chung, nghị định số 10/2020/NĐ-CP khi được áp dụng sẽ giải quyết những vấn đề bất cập. Các đơn vị cung cấp phần mềm kết nối vận tải hiện nay có thể chủ động lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp với đơn vị của mình nhằm đảm bảo thực hiện đúng quy định.

Ngoài ra, Nghị định trên cũng giúp xóa bỏ các bất cập như một số đơn vị sử dụng xe vận chuyển hợp đồng để tổ chức kinh doanh dịch vụ theo hình thức tuyến cố định, dẫn đến việc cạnh tranh không bình đẳng với các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định.

Lan Châu

Đánh giá: