Khám phá xe "cơ bắp" huyền thoại Ford Mustang qua 6 thế hệ
Duy Thành 15:34 - 27/01/2018
17/4/964 là một ngày rất đặc biệt đối với những người yêu xe ở Mỹ, đặc biệt là tại Dearborn, Michigan. Lí do là bởi vào ngày này, dòng xe "cơ bắp" Ford Mustang được hé lộ lần đầu ở sự kiện New York World's Fair. Mẫu xe thể thao 4 chỗ đã lập tức trở thành một cú hit, bán hơn 1 triệu chiếc trong hai năm đầu sản xuất.
Mẫu xe Mustang mới mẻ không chỉ thành công về doanh số mà còn góp công tạo ra cả một phân khúc mới, đó là xe "cơ bắp". Các đối thủ từ Chrysler, GM và AMC đã nối đuôi ra đời ở những năm sau đó, tất cả đều học theo công thức của Ford. Đối với Ford, họ đã tiếp tục tiến hóa Mustang, và giờ đây, hơn 50 năm sau, chúng ta đã có tới 6 thế hệ của dòng xe này.
Cùng điểm lại lịch sử của dòng Ford Mustang qua 6 thế hệ qua bài viết dưới đây:
Thế hệ thứ 1 (1964-1973)
Mẫu Ford Mustang 1964 đời đầu tiên vốn dựa trên khung gầm của Falcon đã tiếp tục phát triển với nhiều phiên bản khác nhau cho tới tận năm 1973. Trong năm 1967, xe đã được tái thiết kế, trở thành một mẫu Ford Mustang lớn hơn để chứa các dạng động cơ V8 dung tích lớn thay vì nhỏ như trước đây. Phong cách thiết kế vẫn tương đồng với các mẫu xe đời đầu, song không ít người nhận định rằng các Ford Mustang từ năm 1967 trở đi có diện mạo táo bạo hơn một chút.
Thế hệ thứ 2 (1974-1978)
Đầu những năm '70 là một quãng thời gian khá lộn xộn với ngành ô tô vì những quy định về khí thải, tiêu chuẩn an toàn và phí bảo hiểm cao áp dụng cho các mẫu xe hiệu suất lớn. Cuộc khủng khoảng dầu hỏa đã góp phần tiêu diệt đất sống cho các mẫu xe hiệu suất cao. Hãng Ford đã đáp trả bằng cách phát triển Mustang II, một mẫu xe nhỏ hơn và tiết kiệm nhiên liệu hơn dựa theo Pinco cỡ C.
Khi được ra mắt năm 1974, Ford Mustang II không có phiên bản V8 mà chỉ dùng động cơ 4 xi-lanh thẳng hàng và một bản V6. Phiên bản V8 được bổ sung một năm sau đó, nhưng Mustang II đã thụt lùi lớn về mặt hiệu suất so với thế hệ đầu tiên.
Thế hệ thứ 3 (1979-1993)
Năm 1979 đã mang đến “sự cứu rỗi” cần thiết cho mọi fan hâm mộ Ford Mustang khi thế hệ thứ ba dùng cơ sở gầm bệ Fox ra đời. Những chiếc Ford Mustang thế hệ thứ ba được dựa trên Fairmont và là một mẫu xe thể thao có hiệu suất tốt hơn, khả năng xử lý nhạy hơn. Vượt qua động cỡ V8 thông thường, một bản động cơ 4 xi-lanh tăng áp cũng được đưa ra thị trường nhằm mô phỏng hiệu suất của những chiếc xe từ Nhật Bản và châu Âu.
Suýt chết
Doanh số các mẫu xe Ford Mustang với cơ sở gầm bệ lấy từ Fox đã bắt đầu sụt giảm ở giữa những năm ’80. Do đó, Ford phải lên kế hoạch chế tạo một thế hệ Mustang tiếp theo với thiết kế coupe dẫn động cầu trước cùng đối tác Mazda. Những fan trung thành của Ford Mustang đã nổi giận với kế hoạch mới và cầu khẩn công ty hãy giữ nguyên phong cách xe "cơ bắp" dẫn động cầu sau chuẩn mực. Kết quả là cộng đồng fan đã chiến thắng và mẫu xe dẫn động cầu trước đã trở thành Ford Probe.
Thế hệ thứ 4 (1994-2004)
Năm 1994 đã đánh dấu sự ra đời của cơ sở gầm bệ Fox nâng cấp toàn diện, được gọi là khung gầm SN-95, dành cho Ford Mustang. Các mẫu Ford Mustang tiêu chuẩn giờ đây được trang bị động cơ V6 trong khi máy V8, dung tích 5 lít được lắp cho Mustang GT 1994. Tuy nhiên, một năm sau đó, các kỹ sư của Ford đã cho ra đời một động cơ V8, OHC, dung tích 4,6 lít được tái thiết kế hoàn toàn gọi là “động cơ mô-đun”.
Động cơ V8 hiện đại hơn và mạnh mẽ hơn này đã nâng hiệu suất của Ford Mustang lên một tầm cao mới trong khi giảm lượng xăng tiêu thụ đồng thời lọc tốt hơn. Hơn nữa, động cơ V8 này còn có nhiều cấp độ hiệu suất khác nhau, bao gồm cả gói siêu nạp Cobra.
Thế hệ thứ 5 (2005-2014)
Mẫu xe 2005 đã khởi đầu thế hệ thứ 5 và được chế tạo với dáng vẻ fastback tương tự Mustang 1969 huyền thoại. Khung gầm S197 được dựa trên Lincoln SLS với nhiều sự thay đổi bởi Ford Mustang vẫn sử dụng hệ thống treo phụ thuộc thay vì loại độc lập như ở Lincoln. Các lựa chọn hệ thống dẫn động có sự tương đồng với những thế hệ trước, với một máy V6 tiêu chuẩn và một vài mô-đun V8 khác nhau.
Thế hệ này còn cho ra đời hai phiên bản đặc biệt, thứ nhất là Shelby GT500 cực mạnh với 500 mã lực trong năm 2007 và 540 mã lực ở mẫu nâng cấp năm 2010. Thứ hai là mẫu Boss 302 2012 với 444 mã lực và được nâng cấp khả năng xử lý đáng kể so với Mustang GT.
Thế hệ thứ 6 (2015-hiện nay)
Mẫu 2015 đã đánh dấu sự ra đời của thế hệ thứ 6 và cũng là mới nhất của Ford Mustang. Mặc dù phong cách thiết kế vẫn tương tự như thế hệ thứ 5 nhưng xe đi kèm nhiều sự thay đổi lớn. Quan trọng nhất là Ford Mustang đời mới có một hệ thống treo phía sau độc lập, cho phép xử lý tốt hơn trong mọi điều kiện. Đồng thời, thế hệ Mustang mới nhất còn có sự quay trở lại của động cơ 4 xi-lanh tăng áp, lần cuối được thấy ở Mustang SVO 1986. Lần này, động cơ tăng áp 4 được gọi là EcoBoost vì giúp động cơ duy trì tính tiết kiệm nhiên liệu tuyệt vời cũng như có hiệu suất vượt trội hơn. Mẫu V6 tiêu chuẩn và GT V8 vẫn có như truyền thống.
Ford Mustang GT350 và GT350R
Vượt qua các mẫu GT tiêu chuẩn, Ford đã cho ra đời một gói hiệu suất cao mang tính cách mạng được biết đến với cái tên GT350. Bên cạnh việc cải thiện hệ thống treo, GT350 và bản hiệu suất cao hơn GT350R được trang bị một động cơ V8 đặc biệt. Động cơ V8, dung tích 5,2 lít này có trục khuỷu nằm trên một mặt phẳng giúp tối ưu hóa độ cân bằng của động cơ, cho phép tạo ra vòng tua máy và công suất cao hơn. Đối với những người có thể dễ dàng nhận ra tiếng ầm ầm của động cơ Ford V8 từ xa, họ sẽ cảm thấy hoàn toàn xa lạ hoàn toàn với âm thanh của GT350. Trục khuỷu phẳng của nó tạo ra một âm thanh cao độ giống như ở xe Ferrari hơn là Ford.
>>> Lee Iacocca: Từ con trai của một người Ý nhập cư đến "cha đẻ" Ford Mustang
Bài viết mới nhất
-
Chi tiết Genesis Electrified GV70 2026: SUV điện có màn hình 27 inch, cửa xe có họa tiết ngôi sao và NACS
23 giờ trước
-
"Bom tấn" Ferrari F80 lần đầu tiên ra mắt tại châu Á, khách Việt muốn xem chỉ tốn chưa đến 2 triệu đồng cho vé máy bay
Hôm qua lúc 19:35
-
Cận cảnh Volkswagen Tiguan 2025: Tăng thêm tốc độ, không gian và diện mạo mới
Hôm qua lúc 15:00