Thời kỳ hậu Proton, Malaysia vẫn mơ về một mẫu xe ô tô quốc gia
Duy Thành 20:00 - 08/09/2018
Xây dựng và phát triển một nhà sản xuất xe quốc gia là một điều mà đất nước nào cũng mong muốn, bao gồm cả Malaysia. Dựa theo sự chia sẻ của nhà kinh tế chính trị Khor Yu Leng ở Segi Enam Advisors, các câu hỏi về chuyện liệu Malaysia có thể đầu tư xây dựng một nhà sản xuất xe quốc gia nữa hay không đã mở ra rất nhiều khả năng.
Nếu Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đã có thể làm theo ý mình, Malaysia sẽ có thêm một mẫu xe quốc gia nữa. Ông ấy đã có niềm đam mê cho xe từ rất lâu, kể từ thời kinh doanh phụ tùng ô tô trong năm 1964. Trong chuyến viếng thăm Tokyo hồi tháng 6 năm nay, ông Mohamad đã đề cập tới ý tưởng này một lần nữa, nói rằng: “xe quốc gia phải được sở hữu bởi người Malaysia.”
Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad
Một nhà sản xuất xe quốc gia mới sẽ giúp nâng cao năng lực kỹ sư chế tạo của Malaysia trong khi tiếp thêm sinh lực cho ngành công nghiệp ô tô và thúc đẩy sự tăng trưởng của cả nước. Một mối hợp tác với Nhật Bản có thể giúp khởi động ý tưởng này nhưng có tồn tại sự quan tâm từ những phần khác của châu Á. Trong giữa tháng 8, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đã bày tỏ sự quan tâm với một nguồn tin nói rằng họ muốn đầu tư tới 9,7 tỷ USD.
Giấc mơ của một mẫu xe quốc gia
Được thành lập trong năm 1983, Proton đã nắm lấy một góc thị trường ô tô nội địa nhờ có thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt, giúp đẩy cao giá cả của xe ngoại cho người Malaysia. Kể cả trong năm2010, gần 1,7 tỷ USD thuế tiêu thụ đặc biệt đã được thu thập hàng năm.
Tuy nhiên, đối mặt với danh tiếng ngày một đi xuống và những mối lo lắng về dộ đáng tin cậy ở quê nhà, Proton đã không thể phát triển một thị trường xuất khẩu quy mô.
Xe Proton tại một showroom ở Kuala Lumpur trong năm 2007
Mặt khác, Perodua, nhà sản xuất ô tô thứ hai của Malaysia và ra mắt sau Proton một thập kỷ, đã trở là một người anh em rất thành công, và ngày một tăng trưởng tốt ở thị trường nội địa, chiếm gần 36% trong năm 2017, lấp bóng Proton. Perodua tận hưởng một hình ảnh tốt và sinh lời.
Nhưng các công ty Malaysia chỉ chiếm 68% cổ phần của Perodua. Kể cả chi nhánh Honda Malaysia cũng chỉ có 34% được sở hữu bởi một công ty Malaysia.
Hơn nữa, các đơn vị trên chủ yếu là hoạt động lắp ráp xe và không đặt trụ sở chính ở đây. Vậy nên trong mắt chính phủ Malaysia, giấc mơ của một công ty xe quốc gia thành công kể từ thời Proton được bán cho Geely đã trở nên ngày một xa vời.
Proton đi ra toàn cầu, làm lợi cho Malaysia
Những người mê xe Malaysia có lạc quan hơn về triển vọng của Proton, kể từ “người khổng lồ” Trung Quốc Geely mua đa số cổ phần ở công ty trong tháng 6 và thông báo một bước thúc đẩy quốc tế mạnh mẽ. Người Malaysia có thể mong đợi kế hoạch cho mẫu SUV Boyue có giá tốt hơn được chế tạo ở Malaysia.
Nhưng trọng tâm của Geely vẫn là ở thị trường quốc tế. Họ đang có kế hoạch thành lập các cơ sở sản xuất Proton ở Trung Quốc, để củng cố vị trí của hãng xe Malaysia đối với thị trường xe Trung Quốc.
Các kỹ sư Geely có thể còn cải thiện nhiều mẫu xe khác của Proton để nắm bắt một thị trường xuất khẩu lớn hơn. Họ đang tiến hành thử nghiệm, và đã lắp đạt mẫu sedan hàng đầu Bo Rui GE với một động cơ hybrid được thiết kế bởi Volvo.
Geely là công ty xe Trung Quốc đã mua lại đa số cổ phần của Proton và ấp ủ tham vọng đầu tư lớn vào Malaysia
Malaysia có thể mang tới nhiều hơn thế cho mối hợp tác Geely-Proton. Nếu các nhà cung cấp của Proton ở quê nhà có thể cắt giảm chi phí tới 30% cho Geely như dự tính, họ có thể sản xuất nhiều phụ tùng hơn cho Geely.
Dù thế nào đi nữa, kế hoạch của Geely là đưa doanh số hàng năm của Proton lên con số 400.000 chiếc xe trong vòng 10 năm, từ dưới 100.000 chiếc trong năm 2017. Nhưng có bao nhiêu chiếc Proton vẫn sẽ được chế tạo ở Malaysia?
Người Malaysia có muốn một công ty xe quốc gia?
Điệp khúc về một nhà sản xuất xe Malaysia thứ ba đã là rất rõ ràng, nhưng có tiềm năng cho Malaysia tập trung vào sản xuất phương tiện tiết kiệm năng lượng (EEV) mà có thể nâng cao lĩnh vực sản xuất của đất nước Đông Nam Á.
Bên cạnh chuyện Geely có ý muốn nâng cấp các cơ sở của họ ở Malaysia để tham gia vào một dự án xe thứ ba, truyền thông Malaysia cũng có nhấn mạnh rằng chính phủ đang nghiên cứu một lời đề nghị liên doanh hứa hẹn bởi hai nhà sản xuất xe điện khác.
Một bức ảnh ghi lại tình trạng giao thông ở khu trung tâm của Kuala Lumpur
Trong vòng hai thập kỷ qua, Malaysia đã bỏ rơi lĩnh vực sản xuất của họ và tập trung vào dịch vụ. Với một nền kinh tế không có lực đẩy sản xuất lớn trong nhiều năm, Malaysia có thể bị mắc kẹt trong cái bẫy thu nhập-tầm trung. Một sự thúc đẩy trong dịch vụ, với lực kéo duy nhát bằng nỗ lực kinh tế kĩ thuật số của đất nước, đã mang lại một khoản thu về giới hạn.
Một chiếc xe quốc gia cho Malaysia không phải là một ý tưởng tồi nếu nó có thể là những gì hơn một chiếc Perodua hoặc một chiếc Proton tái sinh. Giấc mơ cho một nhà sản xuất xe quốc gia thứ ba có thể tìm thấy hi vọng trong sản xuất xe máy, xe ô tô và xe buýt điện đặc biệt là nếu những thứ này có thể đáp ứng phân khúc vận chuyển công cộng.
Theo đuổi giấc mơ xe điện
Malaysia sẽ không phải đơn độc trong cú đẩy toàn cầu mạnh mẽ cho các phương tiện chạy điện này. Tata Group và Mahindra & Mahindra của Ấn Độ đang tăng cường phát triển xe hybrid và xe điện của họ, bao gồm sản xuất cả cụm pin lithi và hệ thống trạm sạc điện, khi kiểm soát ô nhiễm đang trở thành một ưu tiên hàng đầu của các thành phố Ấn Độ.
Trong khi Tesla của Elon Musk đã dẫn đầu trong hoạt động sản xuất cụm pin và xe điện, Toyota của Nhật Bản đang thúc đẩy số pin nhiên liệu hydrô của họ để sản xuất xe điện không xả khí thải mà không cần đến một cơ sở hạ tầng mới đáng kể và thời gian plug-in. Các nhà sản xuất xe khác như BMW, Mercedez-Benz, Honda, Hyundai và Kia cũng đều có kế hoạch cho ra mắt xe chạy pin nhiên liệu hydrô trong tương lai.
Một nhân viên đẩy cụm pin nhiên liệu và bình hydrô của xe Mirai tại nhà máy Motomachi của Toyota
Không khó để nhìn ra rằng xe tiết kiệm năng lượng có thể là con đường tiến tới phục sinh ngành công nghiệp ô tô của Malaysia. Với việc Malaysia đã là công xưởng lắp ráp cho một số nhãn hiệu ô tô lớn, một liên doanh với một hoặc nhiều công ty nước ngoài hơn hoàn toàn có thể xây dựng được.
Một điểm mấu chốt ở đây sẽ là đầu tư, nơi chính phủ Malaysia đã nói là đang nợ tới 240 tỷ USD. Nhìn vào hướng đi thắt lưng buộc bụng của chính phủ Malaysia, thật khó để họ có thể rót tiền nhà nước vào một dự án xe ô tô. Nhưng nếu dự án này được đầu tư bởi tư nhân, nó sẽ là một cơ hội để tạo nên một hệ thống sinh thái sản xuất sinh động và cạnh tranh hơn.
Xét theo mặt này, có lẽ Malaysia cần định nghĩa rõ ràng cái gì làm nên một chiếc xe quốc gia. Suy cho cùng, không phải kích cỡ và tỷ lệ sản xuất và giá trị bổ sung được chế tạo ở Malaysia là quan trọng hơn chuyện bao nhiêu cổ phần được sở hữu bởi một công ty Malaysia sao?
Bài viết mới nhất
-
Honda HR-V RS: Xe không dành cho người "chê" lái
Hôm qua lúc 14:23
-
SUV điện cỡ lớn Hyundai Ioniq 9 chính thức trình làng, cạnh tranh với VinFast VF9
Hôm qua lúc 14:10
-
Bạn có biết bạn vẫn có thể mua một chiếc Ferrari LaFerrari hoàn toàn mới không?
Hôm qua lúc 08:30