menu

Giá xăng có thể giảm ít nhất 5.000 đồng/lít

17:11 - 24/02/2022

Nếu bỏ bớt và giảm các loại thuế, phí đang đánh lên xăng dầu hiện nay, giá xăng trong nước có thể giảm 5.000 đồng/lít.

Trong thời gian qua, giá xăng dầu trong nước không ngừng tăng sau các lần điều chỉnh, thậm chí giá xăng hiện này còn đạt đỉnh cao nhất từng có trong lịch sử. Trước tình trạng này, Thủ tướng đã yêu cầu liên Bộ Tài chính Công thương cùng nhau tính toán và đưa ra các phương án phù hợp nhằm hạ giá xăng dầu.

Người tiêu dùng Việt Nam đang phải trả thêm 11.000 - 11.300 đồng cho mỗi lít xăng Ron 95

Theo thông tin do Thanh Niên đăng tải, dữ liệu Bộ Tài chính cho thấy thuế nhập khẩu xăng dầu trong nước đang ở mức 0 - 8%, thuế GTGT là 10%; thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng là 10%. Riêng xăng sinh học E5 có mức thuế suất tiêu thụ đặc biệt là 8%, xăng E10 là 7%. Bên cạnh đó, thuế bảo vệ môi trường được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định với xăng (trừ ethanol) là 4.000 đồng/lít; dầu diesel 2.000 đồng/lít; nhiên liệu bay là 3.000 đồng/lít.

Thêm vào đó, mỗi lít xăng cũng đang "cõng" thêm khoản lợi nhuận định mức 300 đồng/lít và chi phí định mức 1.050 - 1.250 đồng/lít. Nói cách khác, ước tính bình quân giá bán mỗi lít xăng đang bán ra hiện nay phải chịu thuế, phí khoảng 42-43%, con số này với dầu là 21-27%. Đồng nghĩa người tiêu dùng sẽ phải trả thêm 11.000 - 11.300 đồng/lít thuế, phí cho mỗi lít xăng Ron 95, hiện đang có đơn giá hơn 26.300 đồng.

"Việt Nam đang ở trong nhóm vừa có thu nhập thấp vừa có giá xăng cao"

Trả lời phỏng vấn với Thanh Niên, PGS-TS Phạm Thế Anh, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, nhận định giá bán lẻ xăng dầu tại Việt Nam đang ở mức trung bình cao, chứ không phải thấp như giải thích của Bộ Tài chính mới đây.

So sánh với 2 nước trong khu vực là Indonesia và Malaysia, có khai thác dầu mỏ như Việt Nam, thì giá xăng ở trong nước cao hơn rất nhiều. Các nước trong khu vực đa số nhập xăng dầu từ cảng Singapore, nên giá và chi phí vận chuyển cũng không khác nhau bao nhiêu, nhưng giá bán ra tại các thị trường thì chênh lệch rất lớn do khoản thuế phí sau đó. Thêm vào đó, Malaysia và Indonesia còn trích một phần nguồn thu từ hoạt động khai thác dầu thô nhằm trợ giá xăng dầu trong nước

Trong khi đó tại Việt Nam, xăng dầu đang phải chịu các loại thuế phí như thuế bảo vệ môi trường, thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, và đương nhiên bao gồm cả việc các loại thuế đang được "đánh" theo kiểu thuế chồng thuế. Cũng vì vậy mà giá bán lẻ xăng dầu ở Malaysia và Indonesia đang thấp hơn Việt Nam rất nhiều.

“Vì sao đưa ra định mức lợi nhuận? VN đã tuyên bố là nền kinh tế thị trường từ rất lâu thì các doanh nghiệp kinh doanh đều phải chấp nhận theo biến động của thị trường, có lời và có lỗ cũng là bình thường. Nhưng với doanh nghiệp xăng dầu lại được hưởng định mức lợi nhuận thì không ai hiểu được. Đáng chú ý hơn nữa là dù đã có định mức lợi nhuận nhưng các đơn vị kinh doanh ngành này vẫn kêu lỗ”. Vậy lợi nhuận định mức trên là ai được hưởng?

TS Bùi Trinh nhận định với Thanh Niên

Thêm vào đó, ông cũng cho rằng thuế bảo về môi trường với xăng dầu hoàn toàn không liên quan, bởi các nghiên cứu khoa học điều cho thấy các hoạt động sản xuất tiêu dùng, nhất là ngành công nghiệp mới tạo ra hiệu ứng nhà kính lớn nhất, gây ỗ nhiễm môi trường nhất chứ không phải hoạt động giao thông từ xe máy và phương tiện giao thông vận tải. Vì vậy cần xem xét bỏ loại thuế này với xăng dầu hiện nay, đồng thời giảm thuế GTGT cho xăng dầu xuống còn 5%. Nếu thực hiện được các điều trên, mỗi lít xăng sẽ có thể giảm được 5.000 đồng.

Đánh giá: