menu

Tin nóng: WHO tuyên bố sự bùng phát của COVID-19 là một "đại dịch toàn cầu"

01:52 - 12/03/2020

COVID-19 là đại dịch đầu tiên của thế giới kể từ H1N1 hồi năm 2009.

Sự bùng nổ của virus COVID-19 đang là vấn đề được quan tâm nhất trên thế giới vào lúc này, và mới đây ngày 11 tháng 3 (theo giờ địa phương), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chính thức tuyên bố COVID-19 là một đại dịch toàn cầu. Hiện tại, thế giới đã có hơn 118.000 ca nhiễm chủng mới của virus corona ở 114 quốc gia.

Trong tuyên bố, ông Tedros Adhanom, tổng giám đốc của WHO, nói rằng WHO đang tiếp tục theo dõi sát tình hình phát tán virus. “Chúng tôi vô cùng lo lắng bởi cả việc phát tán và mức độ nghiêm trọng ở cấp độ báo động, và bởi việc thiếu hành động ở cấp độ báo động,” ông Adhanom nói. “Chúng tôi đã gọi điện mỗi ngày tới các nước để hành động khẩn cấp và tích cực.

Tổng giám đốc WHO, Tedros Adhanom tại một buổi họp báo mới về COVID-19

Trong những ngày vừa qua, thế giới đã ghi nhận sự bùng phát lớn của virus ở Ý, Hàn Quốc, và Mỹ. Tại Mỹ, việc chậm trễ triển khai kiểm tra và khả năng kiểm tra hạn chế đã phần nào làm nghiêm trọng thêm vấn đề bệnh dịch.

Sự phát tán của COVID-19 vẫn có thể được kiểm soát, ông Adhanom nói. Ông ấy chỉ ra rằng bằng chứng ở cả Trung Quốc và Hàn Quốc, những nơi sự bùng phát đang có chiều hướng giảm dần. “Đó là việc làm được.

Tuyên bố mới của WHO trên mạng xã hội Twitter vào ngày 11 tháng 3 năm 2020

Dựa theo định nghĩa của WHO, một đại dịch (pandemic) là “sự phát tán toàn thế giới của một loại bệnh mới.” Tuy nhiên, chúng ta cũng nên biết rằng không hề có một tiêu chí rõ ràng nào về việc cái gì thì đạt đến mức đại dịch và cái gì thì không, đồng thời cũng không có ngưỡng cụ thể về số lượng trường hợp tử vong mà sẽ tạo nên tình trạng đại dịch.

WHO đã phân loại COVID-19 là tình trạng khẩn cấp sức khỏe cộng đồng toàn cầu vào ngày 30 tháng 1. Cho tới lúc này, họ đã do dự gọi nó là đại dịch vì lo lắng nó sẽ làm bùng lên sự hoảng loạn không cần thiết, cho dù họ đã liên tục cảnh báo các quốc gia hãy chuẩn bị cho một đại dịch. “Sử dụng từ đại dịch bây giờ thì không phù hợp sự thực, nhưng nó chắc chắn có thể gây nên nỗi sợ hãi,” Adhanom nói tại một buổi họp báo cuối tháng 2/2020. “Những gì chúng tôi thấy là dịch bệnh ở những nơi khác nhau trên thế giới gây nên ảnh hưởng tới các quốc gia theo những cách khác nhau.

Các thông điệp của WHO đăng tải trên Twitter vào ngày 11 tháng 3 năm 2020

Các quốc gia trên thế giới, bao gồm Mỹ, đã dựa vào các kế hoạch phòng chống đại dịch để đối phó với sự bùng phát của chủng virus corona mới.

Lần gần nhất mà WHO tuyên bố một đại dịch là giai đoạn bùng phát H1N1 trong năm 2009 mà đã lây nhiễm gần ¼ dân số thế giới. Tuy nhiên, quyết định đó đã bị chỉ trích vì tạo nên sự hoảng loạn không cần thiết. Dịch bệnh SARS trước đây đã không được coi là một đại dịch, cho dù nó ảnh hưởng lên người dân ở 26 quốc gia, và MERS cũng như thế.

Duy Thành

Đánh giá:
Tag