menu

Nhờ các trang bị này mà hai tay đua WRC vẫn không bị một vết xước nào dù xe lao xuống vực

18:56 - 28/01/2020

Khung lồng chịu lực, ghế đua và dây an toàn 4 điểm là các trang bị cực kỳ quan trọng giúp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các tay đua khi gặp tai nạn.

Như thông tin đã đăng tải trước đó, hai tay đua Ott Tanak và Martin Jarveoja đã thoát chết ngoạn mục sau vụ tai nạn nghiêm trọng với chiếc Hyundai i20 Coupe WRC.

Với một giải đua tốc độ cao trên các cung đường nguy hiểm như WRC thì việc bảo đảm an toàn cho các tay đua là ưu tiên hàng đầu. Vì vậy, tất cả các xe tham gia thi đấu đều có các trang bị bảo vệ tay đua như Roll Cage, ghế Bucket Seat và dây đai an toàn 6 điểm. Bên cạnh đó, các tay đua cũng mặc đầy đủ quần áo bảo vệ và mũ bảo hiểm. Vậy các trang bị trên là gì?

Roll Cage - "Bộ giáp thép" của các tay đua

Như đã nói ở trên, an toàn cho tay đua là ưu tiên hàng đầu không chỉ ở WRC mà ở mọi giải đua khác. Với các tay đua mô tô thì bộ áo bảo vệ có túi khí là trang bị an toàn thì các tay đua xe ô tô được đặt bên trong một bộ khung sắt bảo vệ gọi là Cage, với xe WRC chính là Roll Cage, loại khung sắt chịu lực cứng nhất hiện nay.

Bộ khung chịu lực Roll Cage được làm từ 14 mét thép siêu cường lực

Bộ khung chịu lực Roll Cage được làm từ 14 mét thép siêu cường lực

Bộ khung bảo vệ này được làm bằng thép cường lực, cứng hơn gấp 3 lần so với thép thông thường. Dù rất cứng, nhưng kết cấu khung được thiết kế đặc biệt để có thể biến dạng khi gặp tai nạn. Bộ khung thép chịu lực này có hai vai trò chính:

- Bảo vệ tay đua khỏi chấn thương khi gặp tai nạn đâm trực diện

Để bảo vệ cho người lái trong những vụ tai nạn đâm trực diện, phần đầu xe thường được thiết kế với rất ít chi tiết chịu lực. Khi gặp tai nạn, phần đầu xe có xu hướng rúm lại, qua đó giảm độ lớn của phản lực khi lực này tiếp xúc với Roll Cage. Nếu thiết kế đầu xe và khung xequá cứng thì phản lực khi xe đâm trực diện là vô cùng lớn.

- Hấp thụ chấn lực khi gặp tai nạn

Tuy cứng nhưng Roll Cage cũng có độ dẻo dai để có thể hấp thụ xung lực

Tuy cứng nhưng Roll Cage cũng có độ dẻo dai để có thể hấp thụ chấn lực

Được tạo nên từ thép cường lực nên bộ khung Roll Cage trên xe WRC không chỉ rất cứng mà còn có đủ độ dẻo dai để bị biến dạng khi gặp chấn lực. Đương nhiên các điểm biến dạng đã được tính toán để bảo vệ tay đua.

Loại khung lồng hiện được trang bị trên hàng loạt các xe đua WRC là kết quả của nhiều năm nghiên cứu vật liệu và kết cấu. Loại khung này được đưa vào sử dụng từ đầu những năm 2000 và kể từ đó đến nay, không có một tay đua Rally nào thương vong dù nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng đã xảy ra.

Bucket Seat

Ngoài bộ khung thép chịu lực, các tay đua còn được bảo vệ bởi ghế đua Bucket Seat. Khác với các loại ghế thông thường trên xe ô tô, Bucket Seat có thiết kế công thái học, ôm trọn lấy thân người của tay đua, mang đến cảm giác thoải mái và được đỡ lấy nhiều vị trí quan trọng trên người tay đua như đầu, cổ và lưng.

Ghế đua Bucket Seat

Ghế đua Bucket Seat

Dây đai an toàn 6 điểm

Các bạn hẳn đã nghe về độ an toàn của dây an toàn 4 điểm? Các tay đua WRC sử dụng dây đai an toàn đến 6 điểm để hoàn toàn cố định người ngồi trong vào ghế xe. Điều này khá dễ hiểu bởi những chiếc WRC luôn phóng đi ở vận tốc cực cao, từ 80 - 160 km/h dù là đường nhựa, đường cát sỏi hay đường đất.

Dây đai an toàn 6 điểm giúp cố định tay đua trên ghế lái

Dây đai an toàn 6 điểm giúp cố định tay đua trên ghế lái

Tốc độ cao, những khúc cua liên tục và địa hình đường không ổn định đòi hỏi cả tay đua lẫn phụ lái trên xe phải ở vị trí cố định để có thể điều khiển xe và hướng dẫn đường một cách hiệu quả nhất.

Nhờ các trang bị này mà hai tay đua Ott Tanak và Martin Jarveoja hầu như không gặp phải vết xước nào. Dưới đây là video quay trực diện hai tay đua khi xe gặp tai nạn với chiếc Hyundai i20.

Trước đó, vào ngày 24/1, chiếc xe đua Hyundai i20 Coupe WRC của hai tay đua Ott Tanak và Martin Jarveoja khi đang chạy trên đường đèo nằm giữa Saint Clement sur Durance và Freissinieres đã bất ngờ mất lái vào lao xuống vực. Vụ tai nạn xảy ra khi tốc độ của chiếc Hyundai i20 WRC đang đạt vận tốc 160 km/h. Dưới đây là video ghi lại vụ tai nạn ở nhiều góc độ khác nhau.

Chiếc Hyundai i20 WRC lao xuống vực ở tốc độ khoảng 160 km/h

Góc quay từ khoang lái nhìn ra ngoài

Từ video thứ 2, có thể thấy Tanak đã kiểm soát rất tốt chiếc xe, đưa xe lao nhanh qua các đoạn đường hẹp và cua liên tục. Tuy nhiên ở khúc cua tiếp theo, tay đua Ott Tanak đã dự đoán sai khúc cua này nên không đánh đủ lái đưa giữ xe đi đúng đường, khi anh nhận ra và sửa lái thì đã muộn. Chiếc Hyundai i20 WRC đã bị trượt ra mép đường trước khi lao xuống vực, cắm thẳng phần đầu xe bên phải xuống nền đất và lăn nhiều vòng.

Chiếc Hyundai i20 WRC được đưa lên đường sau khi gặp tai nạn

Chiếc Hyundai i20 WRC được đưa lên đường sau khi gặp tai nạn

Sau tai nạn, chiếc Hyundai i20 WRC hư hỏng hoàn toàn phần đầu và đuôi xe. Bánh trước bên trái và bánh sau bên phải bị gãy khỏi trục, phần khung treo động cơ cũng hỏng hoàn toàn khiến động cơ xe xệ xuống nền đất, vỡ bưởng máy, két nước làm mát hư hỏng hoàn toàn.

Chiếc xe bị hư hỏng rất nặng

Chiếc xe bị hư hỏng rất nặng

Đây không phải lần đầu tiên Ott Tanak tham dự WRC, vào mua giải năm ngoái, anh đã giành chức vô địch khi thi đấu cho đội đua Toyota. Chặng đua Monte Carlo Rally vừa qua là màn ra mắt của anh với đội đua Hyundai.

Lan Châu

Đánh giá: