menu

Người đàn ông này đã chi ra gần 860 triệu Đồng chỉ để kháng cáo vé phạt tốc độ giá 2,9 triệu Đồng

19:46 - 17/09/2019

Richard Keedwell cho rằng việc làm của mình là hoàn toàn đúng và muốn mang lại công lý cho những người lái xe ở Anh Quốc nói chung.

Một người đàn ông Anh Quốc đã chi ra gần 40.000 USD trong vòng 3 năm trời, một số là đến từ món thừa kế dành cho chính con trai, để cố gắng đấu lại một tấm vé phạt vi phạm tốc độ nhỏ nhoi mà ông náy nói rằng sai trái hoàn toàn.

Richard Keedwell, 71 tuổi, cư trú ở Yate, Gloucestershire, đã nhận một vé phạt hồi năm 2016 vì lái xe ở tốc độ 56 km/h trong khu vực 48 km/h thông qua hệ thống camera. Nhưng sau khi nhận vé phạt, ông ấy khẳng định rằng mình đã không đi quá tốc độ và bị phạt không đúng dựa trên lỗi kỹ thuật.

Dựa theo nhiều nguồn tin, chi phí pháp lý của Keedwell đã tăng dần qua nhiều năm vì vài lần kháng cáo thất bại, thế nhưng người cựu kỹ sư vẫn chưa bỏ cuộc bởi ông ấy tin rằng hệ thống có sự thiếu sót và gây thiệt hại cho người lái xe tại Anh Quốc.

Keedwell đã nhận được trích dẫn luật pháp trong thư từ Sở cảnh sát West Mercia, nhưng ông ấy một mực thề rằng mình không đi quá tốc độ. Để giúp trường hợp của mình, ông ấy đã thuê một chuyên gia kỹ thuật và nhân chứng, Tim Farrow, để phân tích tình huống với trang bị radar và phép đo từ xa đặc biệt.

Trong phát hiện của Farrow sau khi phân tích hình ảnh từ camera tốc độ, Farrow gợi ý rằng Keedwell có thể đã là nạn nhân của một hiện tượng liên quan tới camera tốc độ được gọi là “hiệu ứng Doppler kép,” dựa theo trang The Telegraph.

BBC News đưa tin về trường hợp của ông Richard Keedwell

Hiệu ứng Doppler kép diễn tả một lỗi kỹ thuật mà chùm tia phát hiện radar của một camera tốc độ vô tình bị chệch hướng vào một phương tiện khác đang đi cùng hướng, qua đó, bắt và trích dẫn sai phương tiện vi phạm tốc độ. Nó tương tự hiệu ứng mà giải thích tại sao còi báo động của một phương tiện khẩn cấp thay đổi cao độ khi nó đi qua một người đứng yên. Bởi radar sử dụng sóng radio ở một tần số cụ thể, những sóng đó hoạt động tương tự như sóng âm thanh, như được giải thích bởi các nhà vật lý.

Farrow, một cựu kỹ sư Không Lực Hoàng Gia, cũng cáo buộc rằng trường hợp của Keedwell đúng là không nên bị nhận vé phạt bởi loại hiệu ứng kép này.

 “Tôi không hề nhìn thấy ánh chớp của camera và tôi chắc rằng không hề có cảm giác đang đi hơn 48 km/h,” Keedwell nói với The Telegraph. “Tôi đã rất khó chịu khi tôi bị phạt thông qua đường bưu điện. Tôi tin rằng Tim biết những gì anh ấy đang nói và đây là một trường hợp nhầm lẫn. Nếu anh ấy nói với tôi rằng hãy trả phí phạt đi, thì đã không có chuyện gì xảy ra ở đây và tôi sẽ chấp nhận và trả phí.

Nhưng khi bạn bắt đầu nhìn vào chuyện này, bạn nhận ra rằng nó giống như họ đang muốn kiếm tiền hơn vì an toàn đường phố,” Keedwell tiếp tục nói, tin tưởng rằng các tài xế Anh Quốc đang bị “chơi khăm” bởi hệ thống. “Những người đi làm thông thường như tôi đang bị bất công bởi hệ thống. Tôi không nhận được sự lắng nghe và không hề có công lý trong trường hợp này.

Keedwell cho biết rằng lần kháng cáo đầu tiên của ông ấy trước vé phạt trị giá 100 bảng Anh là hồi tháng 7 năm 2017, nhưng thất bại và tới lần kháng cáo thứ 3 trong tháng 8 vừa qua, ông ấy đã phải trả tới 22.000 bảng Anh cho riêng chi phí pháp lý.

Duy Thành

Đánh giá: