Ford xin cấp bằng sáng chế "khử mùi xe mới" để chiều lòng khách hàng Trung Quốc
Duy Thành 21:49 - 21/11/2018
Nghe thật lạ lùng, nhưng Ford Motor đã gửi đơn xin cấp bằng sáng chế cho một quá trình khử mùi để loại bỏ mùi xe mới sau khi một chiếc xe đã được mua. Đây là nỗ lực mới nhất trong ngành để phù hợp khẩu vị khách hàng ở những nơi khác nhau của thế giới: người tiêu dùng ở Trung Quốc nói họ ghét mùi xe mới.
“Mùi nội thất không dễ chịu vẫn là một vấn đề đầu ngành ở thị trường đó,” ông Brent Gruber, một giám đốc ở cơ sở nghiên cứu J.D. Power, nói. “Để đặt điều đó vào ngữ cảnh, nó gần gấp đôi tỷ lệ của vấn đề xếp thứ hai, tiêu thụ nhiên liệu quá mức.”
Phản hồi tiêu dùng từ những người mua Trung Quốc trong những năm gần đây đã có sự nhất quán. Hơn 10% tài xế phàn nàn về vấn đề mùi xe mới dựa theo nghiên cứu chất lượng ban đầu năm 2018 của J.D. Power đối với thị trường Trung Quốc.
Trong khi văn hóa xe Mỹ rất thích mùi vị toát ra từ nội thất một chiếc xe mới, khách hàng Trung Quốc ngược lại rất ghét mùi này.
Trái ngược với Trung Quốc, người Mỹ dường như rất chuộng mùi xe mới mua và người ta có thể tìm thấy hàng chục dạng sản phẩm khác nhau được rao bán trên internet với lời hứa hẹn mang tới mùi xe mới đó. Nhưng Trung Quốc là thị trường xe lớn nhất trên thế giới, vậy nên các nhà sản xuất xe cần phải lắng nghe.
Hồi tháng 7 năm 2017, Ford đã từng lên trang nhất của nhiều tờ báo vì “trông cậy vào một đội ngũ 18 chuyên gia thử mùi được gọi là ‘mũi vàng’ ở phòng thí nghiệm Trung Quốc để đảm bảo xe mới không có mùi tệ.” Lý do là bởi người mua xe Trung Quốc đặc biệt nhạy cảm với mùi của xe mới. Họ đặt mùi khó chịu lên trên công suất động cơ hoặc an toàn làm lý do hàng đầu đối với việc không mua một chiếc xe mới.
Những chuyên gia thử mùi phải tiến hành ngửi tất cả mọi thứ trên xe, từ thảm trải sàn cho tới vô lăng, và chỉ ra mọi điểm có thể khiến một người mua Trung Quốc bực mình.
Trong khi cơ quan cấp bằng sáng chế USPTO chưa từng có ban hành một điều luật về đơn xin cấp bằng sáng chế “sửa mùi xe”, và Ford cũng chưa hết lòng cam tiến hoàn thành dự án, giấy tờ văn bản có giải thích thứ gì tạo nên mùi xe mới mà người Mỹ thì thích còn người Trung Quốc thì ghét.
Để chiều lòng khách hàng Trung Quốc, hãng Ford đã gửi đơn xin cấp phép bằng sáng chế cho một quá trình khử mùi mà họ nói là mất nhiều năm nghiên cứu.
Cụ thể, mùi xe mới được gây ra bởi hợp chất hữu cơ dễ bay hơi của các chất liệu da, nhựa và vinyl. Các dạng hóa chất được sử dụng để gắn và hàn phụ tùng xe cũng có thể đóng góp vào mùi xe mới.
Người ta nhận ra mùi khi hợp chất được phát tán, điều này xảy ra khi một chiếc xe đỗ trong chỗ có nhiệt độ cao. Các nhà khoa học của Ford miêu tả hành động “nướng xe” cho tới khi mùi biến mất, xảy ra sau khi hợp chất đã được phát tán.
Quá trình khử mùi được miêu tả trong giấy tờ sáng chế có liên quan tới việc đỗ xe dưới ánh nắng mặt trời, mở hé cửa sổ, và có thể bật cả động cơ, máy sưởi lẫn quạt lên. Hệ thống bao gồm bao gồm phần mềm đặc biệt và nhiều cảm biến chất lượng không khí khác nhau, và chỉ hoạt động khi lắp đặt cho một phương tiện bán tự lái hoặc không người lái.
Rất nhiều công nghệ có liên quan vào đơn xin cấp bằng sáng chế. Chiếc xe sẽ có thể quyết định xem điều kiện nào là đúng để khử mùi hợp chất, và chiếc xe sẽ tự lái tới một nơi dưới ánh mặt trời và nướng hết mùi xe đi.
Trước mắt, công ty Ford có từ chối thảo luận cụ thể về công nghệ khử mùi của mình. “Trong khi ‘mùi xe mới’ được ăn sâu vào văn hóa Mỹ, chúng tôi biết các khách hàng Trung Quốc không thích mùi đó. Sáng chế này là kết quả của nhiều năm nghiên cứu và chỉ là một ý tưởng chúng tôi đang xem xét sử dụng trong tương lai,” Debbie Mielewski, một giám đốc kỹ thuật về vật liệu bền vững ở Ford, nói.
Trước mắt, Ford chưa tiết lộ bao giờ sẽ đưa hệ thống khử mùi mới vào sản xuất, nhưng nếu có thì chắc hẳn Trung Quốc sẽ là thị trường được áp dụng đầu tiên.
Nhà sản xuất xe Mỹ cho biết họ không có một kế hoạch sản xuất cụ thể ở thời điểm hiện tại. Nhưng toàn cầu hóa có nghĩa là hiểu rõ nhu cầu tiêu dùng trên toàn thế giới. Và người tiêu dùng Trung Quốc là thuộc nhóm “sành nhất” trên khía cạnh sắc thái và chi tiết. Vì thế mà ở mọi lúc, các nhà sản xuất quốc tế đều tìm cách chiếm được sự trung thành của khách hàng Trung Quốc trong một thị trường giá trị và mới mẻ.
Trên thực tế, người thường không thể nắm được hết những thách thức bất thường mà ngành công nghiệp ô tô phải đối mặt. Kể cả một thứ như màu sắc nội thất xe cũng khó có thể tiêu chuẩn hóa bởi ánh sáng ở mỗi khu vực khác nhau trên thế giới lại có sự khác nhau và cách con người lọc màu sắc cũng thế, dựa theo lời của Maeva Ribas, một nhà phân tích thiết kế ở The Carlab có trụ sở ở Nam California.