menu

Biển đăng ký xe đã được ra đời như thế nào?

Duy Thành 16:21 - 15/10/2018

Ra đời ở cuối thế kỷ 19 và phải đến giữa thế kỷ 20, người ta mới có được những quy định tiêu chuẩn cơ bản cho biển đăng ký xe được sử dụng trên thế giới.

Trong thế giới hiện đại, biển đăng ký là một thứ buộc phải có cho xe ô tô trên đường tương tự như nhiên liệu. Nếu không có biển, hành động xe đi ở nơi công cộng là bất hợp pháp, và tùy theo từng đất nước, tài xế lái xe không biển có thể bị phạt ở mức độ nặng-nhẹ khác nhau.

Ngày nay, một tấm biển đăng ký có thể là một miếng kim loại, nhựa hoặc thậm chỉ là một màn hình, gắn vào phía trước hoặc phía sau của xe, và đóng vai trò là một thông tin nhận dạng cho cả xe và chủ xe.

Và trong khi chất liệu hay chữ viết trên chúng đã thay đổi theo từng thập kỷ và theo từng đất nước, mục đích cơ bản này của biển đăng ký đã là nguồn lực thúc đẩy sự ra đời của chúng. Sau đây, chúng ta sẽ cùng nhìn lại một chút quá trình ra đời của biển đăng ký xe cộ.

Châu Âu

Xe ô tô đã được phát minh ở châu Âu, và sáng tạo này đã kéo theo một số phát minh khác mà đã định hình thế giới giao thông của chúng ta bây giờ.

Trong khi nước Đức có thể ẵm giải thưởng phát minh xe ô tô, nước Pháp mới là nơi đưa ra ý tưởng tất cả phương diện trên đường nên được đánh số theo một hình thức nào đó.

Ảnh minh họa

Với số lượng xe ô tô trên đường công cộng tăng lên trong cuối những năm 1890, xã hội châu Âu đã phải đối mặt với những thử thách chưa từng có tiền lệ. Lực lượng hành pháp đã cần đến một phương án để theo dõi ai đã làm gì với xe nào, trong trường hợp va chạm hoặc hư hại khác tới tài sản chung, các chính quyền địa phương đã cần chi phí từ ô tô để sửa chữa cơ sở hạ tầng bị hư hỏng liên tục và bản thân các chủ xe cũng đang tìm kiếm sự công nhận.

Vậy nên nước Pháp đã đứng lên, và với Pháp lệnh Cảnh sát Paris của năm 1893, biển đăng ký xe đã được giới thiệu ra thế giới. Được sử dụng đầu tiên ở Sở cảnh sát Seine, biển đăng ký đã được mở rộng lên phạm vi cả nước Pháp vào năm 1901.Đối với nước Pháp, biển đăng ký ban đầu gồm có một thẻ ghi tên nhận diện của chính chủ, gắn vào xe và trưng ra mọi lúc mọi nơi.

Ba năm sau khi luật lệ mới được áp dụng rộng rãi ở Paris, Đức đã theo bước và áp dụng luật lệ tương tự. Nhưng ngay cả trước khi người Pháp quyết định áp dụng luật đăng ký biển đăng ký trên cả nước, người Đức đã đi trước một bước và trở thành đất nước đầu tiên có luật lệ biển đăng ký quốc gia trong năm 1898.

Mỹ

Người Mỹ đã đi theo sự dẫn đầu của người Pháp tương đối muộn, trong năm 1901. Đó là sau khi Thị trường New York Benjamin Odell Jr. đặt bút ký quy định yêu cầu tên họ viết tắt của chủ xe phải hiển thị ở phía sau của phương tiện và các chiếc xe phải đăng ký với chính quyền.

Ảnh minh họa

Hai năm sau, cố gắng mở rộng hệ thống, chính quyền New York đã bắt đầu yêu cầu biển đăng ký với chữ số màu đen ghi trên nền trắng.

Nhưng chính quyền New York đã không chính thức phát hành biển đăng ký cho tới năm 1909 và để tất cả công việc in ấn cho chính các chủ xe lo liệu. Tiểu bang đầu tiên của Mỹ chính thức phát hành biển đăng ký là Massachusetts trong năm 1903. Từ đó, ngày càng có nhiều tiểu bang đồng tình với quy định mới, và một số còn cố gắng sáng tạo trong việc phân phối biển đăng ký.

Trong năm 1931, Pennsylvania đã trở thành tiểu bang đầu tiên chính thức phát hành biển kiểm soát cá nhân hóa với mức độ cá nhân hóa được giới hạn tới chữ cái viết tắt tên của tài xế, có lẽ là một sự tri ân tới ý tưởng nguyên gốc của New York.

Những biển đăng ký có thể coi là tiền thân của những gì biển số xe tùy ý chủ xe, mặc dù sự thật là ngày ra đời chính thức cho những thứ này là trong năm 1965, khi các tiểu bang Mỹ bắt đầu cho phép tài xế tự đặt biển đăng ký theo ý mình.

Tiêu chuẩn hóa

Dù là bạn đang nói tới nơi này, người ta đã mất gần 5 thập kỷ để đưa ra một số quy tắc cho biển đăng ký mà chúng ta biết đến ngày nay. Khi chúng mới được sử dụng, tấm biển đã được chế tạo bởi chính chủ xe, và được làm từ bất cứ chất liệu nào tiện lợi, thường là gỗ hoặc kim loại thủ công, nhưng cũng có thể là bìa cứng, da và thậm chí là đồng đỏ và hạt đậu tương nén lại.

Ảnh minh họa

Như với bất cứ nỗ lực mới nào của con người, biển đăng ký đã cần đến một tiêu chuẩn để khiến chúng có thể được chấp nhận bởi các nhà sản xuất, những nhà làm luật và cả chủ sở hữu xe. Các nỗ lực để đưa ra một quy định phù hợp cho tất cả còn tiếp tục cho tới ngày nay, khi biển đăng ký đa biến rất lớn trên toàn cầu, và có lúc là ngay cả trong cùng một đất nước.

Nhưng kể từ những năm 1950, người ta đã công nhận rộng rãi rằng có 3 tiêu chuẩn lớn trên thế giới, ít nhất là trên phương diện kích thước của tấm biển.

Ở hầu hết châu Âu, các tấm biển cỡ 520 x 110 mm hoặc 520 x 120 mm đang được sử dụng phổ biến.

Một phần lớn của Mỹ có biển đăng ký cỡ 302 x 152 mm hoặc 305 x 160 mm.

Tiêu chuẩn thứ ba, kích cỡ 372 x 135 đang được sử dụng rộng rãi ở phần lớn châu Á và Úc.

Không có quy định nào nói rằng đất nước hay tiểu bang hay thành phố nào có thể viết trên biến số. Có một vài đặc điểm chung có thể thấy ở biển số được sử dụng bởi liên bang hoặc công đoàn, như U.S. hoặc E.U., nhưng ngoài chuyện đó ra, thực sự là chẳng có giới hạn nào cả.

Duy Thành
Đánh giá: