menu

Airspeeder Mk3 - Xe đua bay chạy điện đầu tiên trên thế giới chính thức ra mắt

01:22 - 06/02/2021

Các dữ liệu thu thập được từ Airspeeder Mk3 trên đường đua sẽ giúp Alauda đi xa thêm một bước trên hành trình nghiên cứu xe bay.

Còn lâu nữa chúng ta mới được thấy một chiếc xe ô tô bay được sử dụng cho mục đích thương mại hoặc tư nhân, nhưng “phương tiện viễn tưởng” này thực tế đã tồn tại ở ngay lúc này. Mới đây, công ty Alauda đã tiết lộ Airspeeder Mk3, một sản phẩm được gọi là chiếc xe đua bay chạy điện đầu tiên trên thế giới.

Video Alauda hé lộ Airspeeder Mk3

Alauda chỉ là một trong số nhiều công ty hiện đang nỗ lực phát triển xe bay. Giống như hầu hết các dự án xe bay khác, tên gọi “xe bay” thực tế hơi có chút nhầm lẫn: chúng ta vẫn chỉ đang nói máy bay drone ngoại cỡ hoặc eVTOL (máy bay cất và hạ cánh thẳng đứng chạy điện) mà thôi. Ở trường hợp cụ thể, Airspeeder Mk3 sẽ được sử dụng trong các cuộc đua Airspeeder sắp tới sẽ ra mắt trong năm nay tại Úc.

Airspeeder Mk3 được coi là xe bay đua điện đầu tiên trên thế giới

Airspeeder Mk3 được coi là xe đua bay chạy điện đầu tiên trên thế giới

Nếu bạn cảm thấy ý tưởng các phương tiện eVTOL không người lái chạy đua (hay bay đua) với nhau có vẻ ngớ ngẩn, thực chất không phải vậy vì bản thân cuộc đua này sẽ đóng vai trò như một phép thử cho các công nghệ trong tương lai. Alauda hi vọng sẽ chế tạo phiên bản ô tô bay Airspeeder có người lái cho các cuộc đua năm 2022, một khi các công nghệ được sử dụng trong mẫu hiện tại được thử nghiệm thành công trên đường đua.

Nó sẽ tham gia một giải đua không người lái diễn ra trong năm nay ở Úc

Nó sẽ tham gia một giải đua không người lái diễn ra trong năm nay ở Úc

Công bố chiếc xe đua bay điện cỡ lớn đầu tiên trên thế giới là một dấu mốc quan trọng trong buổi bình minh của cuộc cách mạng di chuyển mới”, công ty nói trong một tuyên bố. “Chính sự cạnh tranh sẽ thúc đẩy sự tiến bộ và giải đua của chúng tôi đang thúc đẩy sự xuất hiện của loại công nghệ sẽ biến đổi vận tải hành khách trên không, dịch vụ hậu cần và thậm chí là phương tiện di chuyển hàng không tiên tiến cho các ứng dụng y tế”.

Alauda hi vọng sẽ có thể áp dụng rộng rãi hơn các công nghệ của Airspeeder Mk3

Alauda hi vọng sẽ có thể áp dụng rộng rãi hơn các công nghệ của Airspeeder Mk3

Giải đua xe Airspeeder sẽ là sự kiện đầu tiên thuộc thể loại này trên thế giới. Một số mẫu Mk3 sẽ được chế tạo, với kỹ thuật đầu vào từ các kỹ sư đến từ McLaren, Babcock Aviation, Boeing, Jaguar Land Rover, Rolls-Royce và Brabham. Chúng sẽ được vận hành từ xa bởi một người vận hành chuyên nghiệp trên mặt đất, bay với tốc độ vượt quá 120 km/h.

 Airspeeder Mk3 có thể bay ở tốc độ lên tới 120 km/h

 Airspeeder Mk3 có thể bay ở tốc độ lên tới 120 km/h

Theo chia sẻ của Alauda, Airspeeder Mk3 có hệ thống khung và thân bằng sợi carbon, cùng hệ thống tránh va chạm LiDAR và Radar, tạo ra một "trường lực ảo" xung quanh nó để đảm bảo khả năng đua sát nhau nhưng an toàn. Ngoài ra, Mk4 cũng đang được phát triển với thân xe nguyên khối bằng sợi carbon hoàn toàn.

Các cuộc đua Airspeeder sẽ được công bố trong vài tuần tới, sau khi các bài kiểm tra cuối cùng trước mùa giải được hoàn thành. Sau đó, Alauda sẽ bắt đầu tiến hành phân phối Mk3 cho các đội.

Duy Thành

Đánh giá: