menu

3 phát minh ô tô quan trọng nhất có được từ chương trình không gian NASA

00:24 - 24/07/2019

Từ Apollo 11 và những dự án sau đó, ngành ô tô phải cảm ơn NASA vì các phát minh công nghệ quan trọng như thế này.

Trong khi hành trình đáp xuống Mặt Trăng của Apollo 11 đã giúp con người mở rộng mắt về những điều kỳ diệu vượt ngoài bầu khí quyển, chúng ta thường lãng quên những phát minh mà nó, và quá trình 50 năm khám phá không gian kể từ đó đã mang tới cho cuộc sống thường ngày của con người trên Trái Đất.

Từ những đôi giầy thể thao và thiết bị phát hiện khói cho tới khung nẹp vô hình và mũi khoan không dây, những thử thách mà các kỹ sư NASA phải đối mặt thông qua chương trình không gian đã sản sinh vô số phát minh trong công nghệ. Mặc dù các kỹ sư thời đó chủ yếu chỉ quan tâm việc giải quyết các vấn đề đương thời với NASA, không bao lâu sau thì họ thấy được tìm năng áp dụng những công nghệ mới sang lĩnh vực ô tô.

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm kể từ tàu không gian Apollo 11 đưa con người lên Mặt Trăng lần đầu tiên, chúng ta sẽ nhìn lại 3 phát minh ô tô lớn nhất nhờ ơn của NASA và chương trình khám phá không gian.

1. Lốp xe an toàn và mạnh mẽ hơn

Trong Dự án Viking của NASA trong giai đoạn cuối những năm 1970, các nhà khoa học đã làm việc để đáp tàu không gian đầu tiên lên bề mặt của Sao Hỏa. Tuy nhiên, trước khi họ có thể làm được việc này, họ đã cần một cách để giảm tốc độ hiệu quả Lander 1 và 2 trong khi hạ cánh xuống bề mặt của hành tinh đỏ.

Đây là lúc có sự tham gia của công ty Goodyear Tire and Rubber. Dưới một hợp đồng từ NASA, Goodyear đã phát triển một chất liệu dạng sợi mạnh gấp 5 lần thép mà sẽ được sử dụng để làm dây buộc dù.

Với dây dù mới của Goodyear, cả hai tàu không gian Lander đã có thành công hạ cánh lên Sao Hỏa trong năm 1976. Công ty nhanh chóng nhận ra rằng họ có thể tích hợp cùng công nghệ đó vào những chiếc lốp xe đi đường của mình. Không lâu sau, Goodyear đã mở rộng công nghệ, tiến hành sản xuất một loại lốp có lớp bố ngang mới với vòng đời mong đợi lớn hơn 16.000 km so với loại thông thường.

Hơn nữa, nhờ có cấu trúc phân tử dạng chuỗi của sợi mang tới cho nó tỉ lệ cường độ ấn tượng, lốp xe thiết kế mới đã có thể giảm bớt trọng lượng không được đỡ bằng nhíp trong xe, cải thiện tiết kiệm nhiên liệu và khả năng xử lý.

2. Đường phố an toàn hơn

Làm việc để cải thiện độ an toàn dành cho máy bay, bao gồm cả tàu con thoi trong quá trình hạ cánh, Trung tâm Nghiên cứu Langley của NASA bắt đầu một chương trình nghiên cứu chuyên biệt trong thập niên 1960 mà đã phát triển ra một phương thức xẻ rãnh mặt đường nhằm giảm bớt khả năng trượt mất kiểm soát trên bề mặt đường ướt.

Cắt vào bề mặt đường băng bởi những lưỡi dao kim cương, các đường rãnh chạy ngang có tác dụng như những con kênh dành cho lượng nước thừa bị đẩy khỏi bánh xe. Nhờ vậy, các máy bay đã trải nghiệm khả năng phanh và chống trượt tốt hơn.

Sân bay Quốc gia Washington là sân bay thương đầu tiên tiến hành cắt rãnh trên mặt đường băng, với hàng trăm sân bay trên khắp nước Mỹ, Canada, châu Âu, và châu Á theo chân sau đó. Đồng lúc, các nhà khoa học ở Langley đã giới thiệu kỹ thuật cắt rãnh của họ tới các kỹ sư an toàn đường cao tốc.

Mặc dù các con đường cao tốc đã được xẻ rãnh theo chiều dọc để tiết kiệm thời gian và thuận tiện hơn, các nghiên cứu được thực hiện bởi California Division of Highways báo cáo tỉ lệ giảm tai nạn trong thời tiết ẩm ướt sau khi xẻ rảnh mặt đường là khoảng 85%.

3. Lái bằng dây

Mặc dù nhận được sự đón nhận nồng nhiệt hơn bởi những người đam mê ô tô so với những phát minh khác trên danh sách này, công nghệ lái bằng dây đang ngày càng được sử dụng rộng rãi khi ngày càng có nhiều xe chuyển sang chạy bằng điện năng hơn. Trong thập niên 1970, NASA đã phát triển công nghệ bay bằng dây để lái Mô-dun Mặt Trăng Apollo, cho phép một phi công vận hành mô-dun thông qua tín hiệu điện tử thay vì những liên kết cơ học phức tạp và nặng nề.

Công nghệ mới này đã lần đầu tiên được mở rộng sử dụng trong máy bay phản lực chiến đấu và thương mại. Tuy nhiên, Scott Bolduc, một quản lý xưởng sửa chữa ô tô ở Maine, đã sớm bắt đầu đưa hệ thống vào sử dụng dành cho xe ô tô.

Sau một tai nạn xe máy khiến người bạn bị khuyết tật, Bolduc đã quyết tâm áp dụng công nghệ mới trên dành cho những tài xế khuyết tật. Trong năm 1986, Bolduc đã ra mắt hệ thống ô tô lái bằng dây hoàn chỉnh đầu tiên của mình và trong những năm sau đó, công nghệ này đã tiến bước vào các nhà sản xuất ô tô quy mô lớn. Ví dụ, mẫu Chevrolet Corvette 2020 có sử dụng nhiều hệ thống điều khiển điện tử trong hệ thống lái, phanh, và hộp số của nó.

Trong khi các hệ thống lái bằng dây có vô số lợi ích bao gồm tiết kiệm trọng lượng, dễ dàng độ, cải thiện độ an toàn, và công thái học tốt hơn, vẫn có những người mê xe ngoài kia đang ngại ngần bỏ đi cơ chế điều khiển cơ học của họ. Nhưng có lẽ rồi sẽ tới lúc họ phải chấp nhận sử dụng một công nghệ mới, tối tân hơn thôi.

Duy Thành

Đánh giá: