menu

Cảnh sát cơ động được xử phạt trong trường hợp nào sau Nghị định 100?

16:45 - 27/05/2020

Lực lượng CSCĐ là lực lượng chuyên biệt có thẩm quyền kiểm tra, kiểm soát tình hình an ninh, trật tự trong nhiều trường hợp do pháp luật quy định.

Như đã biết, sau khi Nghị định 100/2019/NĐ-CP ra đời, hàng loạt lỗi vi phạm an toàn giao thông được tăng mức xử phạt lên để răn đe và cảnh báo cánh tài xế khi tham gia giao thông. Cũng vì thế, không ít người sẽ có những thắc mắc như lực lượng CSCĐ được xử phạt những trường hợp ra sao, vào thời điểm nào. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay dưới dây.

Lực lượng Cảnh sát cơ động tuần tra, kiểm soát

Lực lượng Cảnh sát cơ động tuần tra, kiểm soát

Đầu tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu về quyền hạn của lực lượng CSGT theo luật định. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 7, Pháp lệnh Cảnh sát cơ động về nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát cơ động thì lực lượng Cảnh sát cơ động có nhiệm vụ tổ chức tuần tra, kiểm soát xử lý hành vi vi phạm luật về an ninh trật tự, an toàn xã hội; thực hiện một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật.

Như vậy, lực lượng Cảnh sát cơ động trong khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát có quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, theo đó, Cảnh sát cơ động có quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm dưới đây:

- Đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm theo quy định;

- Bấm còi trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;

- Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng;

- Dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường;

- Dừng xe, đỗ xe ngược với chiều lưu thông của làn đường; đỗ xe trên dốc không chèn bánh;

- Mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn;

- Dừng xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; dừng xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt;

- Dừng xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước;

- Rời vị trí lái, tắt máy khi dừng xe;

- Dừng xe, đỗ xe không đúng vị trí quy định ở những đoạn có bố trí nơi dừng xe; đỗ xe;

- Dừng xe, đỗ xe trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường.

Nhiều trường hợp bị lực lượng CSCĐ kiểm tra, xử phạt

Nhiều trường hợp bị lực lượng CSCĐ kiểm tra, xử phạt

Đối với người điều khiển xe máy, những trường hợp sau sẽ bị lực lượng CSCĐ xử lý nếu:

- Bấm còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ xe ưu tiên: Phạt tiền từ 80.000 đồng – 100.000 đồng.

- Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; tụ tập từ 03 xe trở lên ở lòng đường, trong hầm đường bộ: Phạt tiền từ 100.000 đồng – 200.000 đồng.

- Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không bật “xi nhan”: Phạt tiền từ 300.00 đồng – 400.000 đồng.

- Lái xe có dấu hiệu say xỉn, nồng độ cồn trong máu vượt mức quy định: Phạt tiền từ 1 – 4 triệu đồng.

Như vậy, lực lượng Cảnh sát cơ động có quyền yêu cầu dừng xe để kiểm tra hành chính khi có kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên hoặc một số trường hợp cụ thể khác mà pháp luật có quy định.

Lan Tôn

Đánh giá: