menu

Ăn 3 quả vải, uống 10ml sirô ho cũng có thể bị phạt vi phạm nồng độ cồn

16:25 - 02/01/2020

Sau khi ăn hoa quả hoặc sử dụng một số loại dược phẩm, người dùng có thể có nguy cơ bị phạt do vi phạm nồng độ cồn trong hơi thở.

Bắt đầu từ ngày 1/1/2020, Nghị định số 100/2019 chính thức có hiệu lực, tập trung vào việc xử phạt các hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn và ma túy. Tuy nhiên quy định về nồng độ cồn trong khí thở khiến nhiều người không khỏi băn khoăn do có khả năng bị xử phạt nhầm.

Cụ thể, theo một số thử nghiệm thì người điều khiển phương tiện không cần sử dụng rượu bia mà chỉ cần ăn hoa quả cũng có thể có nồng độ cồn trong khi thở. Sau khi ăn chỉ 3 quả vải hoặc 10 ml thuốc ho bổ phế, người điều khiển phương tiện có thể nâng nồng độ cồn trong khi thở từ 0 lên 0,17 - 0,21 ml/lít, khá gần với ngưỡng xử phạt là hơn 0,4 ml/lít khí thở.

Trong khi đó, máy đo nồng độ cồn không xác định đối tượng có sử dụng rượu bia hay không mà rất nhạy cảm với nồng độ cồn, vì vậy bất kỳ ai ăn hoa quả đều có thể có nồng độ cồn khi thổi vào máy đo.

Nhiều loại hoa quả và dược phẩm có thể tạo ra nồng độ cồn cho người sử dụng

Nhiều loại hoa quả và dược phẩm có thể tạo ra nồng độ cồn cho người sử dụng

Qua tìm hiểu, không chỉ riêng vải mà rất nhiều loại hoa quả khác như nho, sầu riêng, dứa, táo, chuối, xoài  đều sẽ có nồng độ cồn. Theo lý giải của các bác sĩ, phần lớn các loại hoa quả đều chứa đường, nếu để bên ngoài môi trường một thời gian đều xảy ra hiện tượng lên men, hóa đường thành rượu, tạo ra nồng độ cồn nếu ai đó ăn vào. Bên cạnh đó, không chỉ siro ho có chứa nồng độ cồn mà còn có hơn 80 loại dược phẩm cũng sẽ tạo ra nồng độ cồn trong hơi thở và máu của người dùng thuốc.

Theo Nghị định 100/2019, người điều khiển ô tô vi phạm nồng độ cồn ở mức cao nhất (mức 3) sẽ bị phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng, đồng thời tước giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng nếu nồng độ cồn vượt mướt quy định.

Nghị định mới không chỉ giới hạn xử lý người vi phạm là tài xế lái xe ô tô mà còn áp dụng cho người điều khiển xe mô tô và xe đạp. Cụ thể, người điều khiển xe mô tô là từ 6 – 8 triệu đồng và tước bằng lái xe từ 22 – 24 tháng; người sử dụng phương tiện là xe đạp, xe thô sơ sẽ bị phạt từ 400 – 600 nghìn đồng.

Lan Châu

Đánh giá: