menu

Khi nào nên dùng hệ thống kiểm soát lực kéo (TRC) và khi nào không?

18:56 - 26/11/2022

Theo lời khuyên của các chuyên gia, bạn nên bật hệ thống kiểm soát lực kéo trong 99% thời gian vận hành. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp mà bạn nên tắt hệ thống này.

Lái xe trong mưa bão có thể là một trải nghiệm đáng sợ vì khiến người điều khiển lo lắng về việc xe mất khả năng bám đường, "trượt nước" (hydroplaning hay aquaplaning) hoặc thậm chí tai nạn. Để tăng độ an toàn khi xe di chuyển trên những bề mặt trơn trượt, hệ thống kiểm soát lực kéo (Traction Control hay TRC) đã được ra đời.

Vậy hệ thống kiểm soát lực kéo là gì? Khi nào nên dùng hệ thống kiểm soát lực kéo và khi nào không? Hãy cùng tìm hiểu điều đó qua bài viết dưới đây của chúng tôi.

Hệ thống kiểm soát lực kéo là gì?

Hệ thống kiểm soát lực kéo hay TRC là trang bị an toàn chủ động giúp giữ khả năng bám đường của 4 bánh xe trong những tình huống nguy hiểm. Tính năng an toàn này sẽ giữ lực kéo của xe bằng cách hạn chế tốc độ quay của bánh, giúp bánh tiếp tục kết nối với mặt đường.

Kể từ năm 2012, hệ thống TRC đã là trang bị an toàn tiêu chuẩn trên mọi mẫu xe bán ra ở thị trường Mỹ.

Hệ thống kiểm soát lực kéo hoạt động như thế nào?

Nguyên lý hoạt động của hệ thống kiểm soát lực kéo khá đơn giản. Hệ thống này sử dụng những cảm biến chủ động trên 4 bánh xe, được gọi là cảm biến góc xoay. Những cảm biến này sẽ theo dõi hoạt động của bánh và tốc độ của xe. Nếu quay nhanh hơn tốc độ mà xe đang chạy, bánh xe sẽ bắt đầu mất khả năng bám đường, dẫn đến trượt trên mặt đường hoặc trượt nước. Đây là lúc hệ thống TRC sẽ bắt đầu phát huy tác dụng.

Khi 1 bánh xe quay quá nhanh, hệ thống kiểm soát lực kéo sẽ tự động giảm tốc độ của bánh để giúp xe lấy lại khả năng bám đường. Khi hệ thống này được kích hoạt, người lái sẽ thấy xe bị giật ở chân ga.


Hình minh họa cho thấy điều gì xảy ra với xe khi có và không có hệ thống kiểm soát lực kéo

Tất nhiên, hệ thống kiểm soát lực kéo sẽ không hoạt động một mình mà kết hợp với những tính năng an toàn khác. Đó là lý do vì sao khi hệ thống TRC được kích hoạt, bạn sẽ thấy đèn của hệ thống chống bó cứng phanh ABS bật sáng. Hệ thống ABS sẽ ngăn xe bị trượt nhưng theo cách khác so với hệ thống TRC. Hệ thống ABS sẽ đảm bảo là bánh xe tiếp tục xoay và không bị bó cứng khi người lái đạp phanh. Nếu bánh bị bó cứng, người lái sẽ không kiểm soát được xe.

Khi nào nên dùng hệ thống kiểm soát lực kéo?

Hệ thống kiểm soát lực kéo là tính năng an toàn mà bạn có thể sử dụng mọi lúc, mọi nơi, ngay cả nếu điều kiện thời tiết không nguy hiểm. Hệ thống TRC sẽ được bật một cách mặc định khi bạn khởi động máy cho xe. Bạn có thể tắt hệ thống này đi nếu muốn. Tuy nhiên, trong phần lớn các trường hợp, việc bật hệ thống kiểm soát lực kéo vẫn an toàn hơn. Trên thực tế, có một số trường hợp mà việc bật hệ thống TRC lên là rất cần thiết, ví dụ như lái xe trong trời mưa lớn hoặc có tuyết rơi.

Hệ thống TRC cũng có tác dụng đảm bảo an toàn khi xe ôm cua trong điều kiện thời tiết xấu. Ôm cua gắt trên mặt đường thông thường, không có gì nguy hiểm, cũng có thể khiến xe bị mất khả năng bám đường.

Do đó, tốt nhất là nên bật hệ thống TRC bất kỳ khi nào bạn phải đối mặt với những điều kiện đường sá nguy hiểm. Ngay cả với mặt đường bình thường, bạn vẫn nên bật hệ thống TRC để đảm bảo an toàn.

Khi nào nên tắt hệ thống kiểm soát lực kéo?

Theo lời khuyên của các chuyên gia, bạn nên bật hệ thống kiểm soát lực kéo trong 99% thời gian vận hành. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp mà bạn nên tắt hệ thống TRC, ví dụ như khi đang mắc kẹt trên đường bùn, cát hoặc tuyết. Trong trường hợp này, việc sử dụng hệ thống TRC sẽ có hại hơn là lợi.

Trong trường hợp bị mắc kẹt, bạn cần bánh xe quay thật nhanh để thoát ra khỏi bùn, tuyết hoặc cát. Nếu bật lên, hệ thống TRC sẽ làm giảm tốc độ quay của bánh xe khiến bạn khó thoát hơn.

Một trường hợp nữa mà người lái nên tắt hệ thống kiểm soát lực kéo, đó là khi thực hiện kỹ thuật drift. Tất nhiên, không phải ai cũng có thể thực hiện kỹ thuật này. Bạn cũng không nên tự thử drift vì có thể gây ra những hậu quả khôn lường.

Nút bấm của hệ thống kiểm soát lực kéo nằm ở đâu trên xe?

Nút bấm của hệ thống kiểm soát lực kéo thường nằm trên mặt táp-lô, ở bên trái hoặc bên phải của vô lăng. Với một số mẫu xe, nút này có thể nằm trên cụm điều khiển trung tâm hoặc cạnh bệ cần số. Thậm chí, có những mẫu xe như Toyota Tacoma đời cũ, nút bấm của hệ thống TRC còn nằm ở cụm điều khiển trên trần xe, gần với đèn.


Nút bấm của hệ thống kiểm soát lực kéo trên táp-lô


Nút bấm của hệ thống kiểm soát lực kéo trên cụm điều khiển trung tâm


Nút bấm của hệ thống kiểm soát lực kéo trên trần xe


Nút bấm đi kèm đèn của hệ thống kiểm soát lực kéo

Bạn có thể nhận ra nút bấm của hệ thống này qua biểu tượng đi kèm. Theo đó, nút bấm của hệ thống TRC thường đi kèm biểu tượng xe trượt bánh trên đường và chữ Off phía dưới hoặc bên cạnh. Đôi khi, trên nút bấm còn có thêm đèn để cho người lái biết hệ thống đang bật hay tắt.

Tin được quan tâm

Hệ dẫn động cầu trước (FWD) là gì? Vì sao Toyota Innova 2023 chuyển sang dùng hệ dẫn động này?

Phân biệt hệ thống kiểm soát lực kéo và hệ thống cân bằng điện tử

Tương tự hệ thống kiểm soát lực kéo, hệ thống cân bằng điện tử ESC cũng là tính năng an toàn bắt buộc phải có trên xe tại thị trường Mỹ vào năm 2012. Dù cùng có tác dụng đảm bảo an toàn cho xe, sử dụng cùng cảm biến ở 4 bánh và cùng kết hợp với hệ thống ABS nhưng hai hệ thống này không phải là một.

ESC giúp giữ cho xe cân bằng và chạy theo hướng mà người lái mong muốn. Nghe có vẻ đơn giản nhưng ESC trên thực tế là một hệ thống khá phức tạp. Ngoài các cảm biến ở bánh xe, hệ thống ESC còn dựa vào một số cảm biến khác và sử dụng máy tính trên xe. Cảm biến và máy tính sẽ kết hợp với nhau để xem xe có đang chạy theo hướng mà người lái muốn không. Nếu không, máy tính sẽ phanh 1 trong 4 bánh xe để chỉnh lại hướng chạy của xe.

Mục đích của hệ thống ESC là giảm thiểu các hiện tượng văng đầu (understeer), văng đuôi (oversteer) hoặc trượt trên đường trơn ướt, nhiều sỏi đá. Hệ thống ESC có thể can thiệp và tự động chuyển hướng để xe lấy lại cân bằng.


Hình minh họa cho thấy điều gì xảy ra với xe khi có và không có hệ thống cân bằng điện tử

ESC có thể coi là hệ thống kiểm soát để ngăn xe bị trượt. Trong khi đó, hệ thống TRC chỉ có tác dụng kiểm soát tốc độ quay của bánh xe. Khác với ESC, hệ thống TRC không thể trực tiếp kiểm soát hướng chạy của xe.

Nhìn chung thì hệ thống TRC là một phần của hệ thống ESC. Đó là lý do vì sao 2 hệ thống này thường dùng chung một nút bấm trong xe.

Theo Thanh Niên Việt
Đánh giá:

BÀi viết mới nhất

Ford lỗ đến 3,34 tỷ đồng cho mỗi chiếc ô tô điện bán ra

Tin thị trườngHôm qua lúc 15:42

So với mức lỗ của cả năm 2023, số tiền lỗ trên mỗi chiếc ô tô điện bán ra của Ford đã tăng gấp 3 lần.

Đang chạy thì gãy trục sau, Omoda C5 sắp bán ở Việt Nam bị triệu hồi tại Malaysia

Tin thị trườngHôm qua lúc 13:28

Nữ chủ nhân khẳng định khi vụ tai nạn xảy ra, chiếc Chery Omoda 5 không hề chạy qua gờ giảm tốc, ổ gà hay va chạm với phương tiện nào.

Jaecoo J8 PHEV trình làng, có thể chạy 175 km mà không tốn 1 giọt xăng

Xe xanhHôm qua lúc 11:46

Jaecoo J8 PHEV sở hữu sức mạnh động cơ vượt trội trong phân khúc SUV hạng D với 605 mã lực và 915 Nm.

Làm quen với Jaecoo J6 - mẫu SUV thuần điện sẽ bán ở Việt Nam vào năm sau

Xe xanhThứ hai lúc 16:36

Jaecoo J6 trên thực tế chính là phiên bản quốc tế của mẫu xe Chery iCar 03 dành cho thị trường Trung Quốc.

"Mục sở thị" Jaecoo J7 PHEV - SUV cỡ B+ sẽ bán ở Việt Nam trong năm nay, cạnh tranh Toyota Corolla Cross

Xe xanhThứ hai lúc 15:42

Jaecoo J7 PHEV chính là 1 trong 4 mẫu xe mà hãng Chery của Trung Quốc dự định sẽ bán chính hãng tại Việt Nam trong năm nay.

Siêu xe mui trần Ferrari SF90 Spider hơn 50 tỷ đồng của Cường "Đô-la" bất ngờ xuất hiện tại showroom bán xe cũ, chuyện gì đây?

Tin xeThứ hai lúc 14:16

Sau khi đăng tải dòng trại thái 2 chiếc siêu xe hybrid chạy chưa đến 5.000 km với điểm nhấn là sự xuất hiện của siêu xe mui trần Ferrari SF90 Spider, đại diện ...

Thương hiệu sắp bán xe ở Việt Nam ra mắt SUV cỡ C mới, chỉ tiêu thụ 4,89 lít xăng/100 km

Xe xanhThứ hai lúc 14:07

So với Omoda 5 hiện đang bán trên thị trường, Chery Omoda 7 có kích thước lớn hơn và thiết kế độc đáo hơn.

Lamborghini Urus SE - siêu xe mới có thể chạy 60 km mà không tốn xăng - được báo giá tại Việt Nam

Tin xe3 ngày trước

Điểm nhấn đáng chú ý nhất của Lamborghini Urus SE chính là động cơ plug-in hybrid tiết kiệm xăng hơn.

VinFast bổ sung gói thuê pin mới chỉ từ 250.000 đồng/tháng cho xe máy điện

Xe máy điện - Mô tô điện3 ngày trước

Gói thuê pin mới E1000 được VinFast áp dụng cho các dòng xe gồm Evo200/Evo200 Lite, Feliz S, Klara S (2022), Vento S và Theon S.

Chi tiết Hồng Kỳ Guoya 2024: Sedan hạng sang với thiết kế cổ kính của hãng xe Trung Quốc

Tin xe3 ngày trước

Tại lễ khai mạc triển lãm ô tô Bắc Kinh, Hongqi đã mở bán mẫu sedan hạng sang Guoya để người dùng trên toàn thế giới đặt trước dưới thương hiệu Hongqi Golden ...