Các hãng xe sang giờ đây thành hay bại đều là nhờ Trung Quốc
Duy Thành 15:00 - 07/05/2018
- OMODA & JAECOO Việt Nam được trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư22/10/2024
- Đánh giá GAC M8: Một phiên bản Toyota Alphard giá rẻ hơn01/10/2024
- Chery xác định Việt Nam là trung tâm sản xuất ô tô chủ lực của Đông Nam Á, bên cạnh Malaysia24/09/2024
Dựa theo tính toán của Nikkei, Trung Quốc đã chiếm gần 90% tăng trưởng doanh số của các nhà sản xuất xe sang trong năm 2017, làm nổi bật sức mạnh của thị trường khổng lồ này trong trò vai trò giúp các công ty xe kiếm lời hay thua lỗ.
Doanh số toàn cầu ở 9 nhãn hiệu xe cao cấp, gồm BMW, Mercedes-Benz, Lexus của Toyota, Jaguar Land Rover, Volvo, Cadillac của GM, Infiniti của Nissan, Audi và Porsche của Volkswagen, đã tăng tưởng 5% lên con số 9,42 triệu chiếc trong năm ngoái. Trong tất cả số đó, Lexus đã có tăng trưởng doanh số hàng năm cao nhất từ trước tới nay, khi nhãn hiệu Nhật Bản đã ghi nhận năm thứ 2 có doanh số tốt nhất.
So sánh doanh số toàn cầu và tại Trung Quốc của 9 nhãn hiệu xe sang
Bên cạnh đó, Trung Quốc đã đóng góp 27% tổng doanh số xe sang, tăng 3% so với năm 2016. Nền kinh tế lớn nhất châu Á đã dẫn đầu tăng trưởng một cách ấn tượng, khi số xe sang bán ở đất nước tỷ dân đã tăng 17% so sánh với con số 1% nghèo nàn ở những nơi khác trên thế giới. Nói cách khác, Trung Quốc đã giúp tiêu thụ 360.000 trên số 420.000 chiếc ô tô mà 9 nhãn hiệu xe sang trên bán thêm được trong năm ngoái so với năm trước đó.
Mercedes-Benz tiếp tục là nhãn hiệu xe sang phổ biến nhất ở Trung Quốc, với doanh số tăng 27% lên con số 618.000 chiếc bán ra trong năm 2017. Ông Dieter Zetsche, CEO của Daimler, nói rằng thành công đó là sự thay đổi cần thiết trong dòng sản phẩm Mercedess để trở nên hấp dẫn với khách hàng Trung Quốc hơn.
Lexus và Cadillac đã chứng kiến doanh số sụt giảm ở bên ngoài Trung Quốc bởi nước Mỹ, một thị trường trọng yếu, đã không còn mặn mà với sedan hạng sang như xưa nữa. Nhưng ở Trung Quốc, doanh số của Cadillac đã tăng 50% và chiếm gần nửa doanh số toàn cầu của nó.
Audi là trường hợp ngoại lệ với xu hướng tăng trưởng chung khi doanh số của nó chỉ tăng nhẹ 1% ở Trung Quốc, tương đương với tỷ lệ tại các khu vực khác trên toàn cầu. Nhãn hiệu này đã không thể thu hút người mua Trung Quốc như các đối thủ của nó, gây ảnh hưởng lên thu nhập toàn cầu. Vết nứt giữa công ty xe Đức và các đại lý địa phương của nó là một nguyên nhân khiến doanh số chìm nghỉm trong nửa đầu năm ngoái.
Audi đã không có được tăng trưởng doanh số thuận lợi ở Trung Quốc trong năm 2017 bởi sự khúc mắc với mạng lưới đại lý địa phương
Tổng doanh số xe du lịch ở Trung Quốc chỉ tăng 1% trong năm 2017 lên con số 24,71 triệu chiếc, ảnh hưởng bởi chuyện cắt giảm thuế ưu đãi cho xe cỡ C. Nhưng sự gia tăng số lượng những cá nhân giàu có đã giúp thúc đẩy doanh số xe sang mặc cho sự hạn chế tiêu thụ xa xỉ của chính phủ địa phương.
Những quy định mới của Trung Quốc ngăn cấm người dân ở Bắc Kinh và Thượng Hải mua một phương tiện thứ 2, dẫn đến chuyện người dân có tâm lí mua một chiếc xe thật xịn ngay từ ban đầu. Tăng trưởng ở phân khúc xe sang tại Trung Quốc được mong đợi tiếp tục tăng lên khi thu nhập người dân bên ngoài các thành phố lớn cũng đang tăng lên.
Những nhà sản xuất xe cao cấp khác đang để tâm tới xu hướng mới mẻ này. Các công ty như Maserati của Fiat Chrysler Automobiles, và Aston Martin đang mở rộng mạng lưới đại lý của họ ở Trung Quốc, đồng nghĩa rằng cuộc cạnh tranh thu hút sự chú ý của người mua xe Trung Quốc giàu có sẽ trở nên căng thẳng hơn nữa.
>>> Daimler - công ty mẹ của Mercedes - có kế hoạch phòng ngừa "ông trùm" ô tô Trung Quốc