menu

Đánh giá nhanh Toyota Corona hiếm có khó tìm của nhà sưu tập siêu xe lớn nhất Việt Nam

16:04 - 10/01/2024

Chiếc xe vừa mới đồng hành cùng nhà sưu tập xe lớn nhất Việt Nam là mẫu Toyota Corona phiên bản RT40, đã tròn 60 tuổi, xe có ngoại thất và nội thất đã được dọn dẹp sạch sẽ.

Trong năm 2023, ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã bỏ ra hàng chục tỷ đồng để mang về garage mình hơn 30 mẫu xe JDM khác nhau, và ngay những ngày đầu năm mới 2024, doanh nhân này đã xuống phố cùng với 1 mẫu xe độc lạ, có thể đã được mua sắm trong năm ngoái.

Chiếc xe mà chúng tôi muốn nhắc đến đó chính là Toyota Corona, 1 mẫu xe khá nổi tiếng của thương hiệu Nhật Bản. Trong bài viết hôm nay hãy cùng tìm hiểu và đánh giá nhanh Toyota Corona hiếm có khó tìm của nhà sưu tập siêu xe lớn nhất Việt Nam.

Toyota Corona của ông Đặng Lê Nguyên Vũ sản xuất năm nào?

Dự vào các chi tiết thiết kế như đèn pha, lưới tản nhiệt, gương chiếu hậu và đèn hậu, không quá khó đoán chiếc xe sedan Toyota Corona của nhà sưu tập siêu xe lớn nhất Việt Nam là thế hệ thứ 3, được sản xuất tháng 9 năm 1964 đến tháng 1 năm 1970, tại thị trường Nhật Bản, còn ở Hàn Quốc từ 1966–1972.

Cụ thể hơn, thế hệ thứ ba của dòng xe Toyota Corona được giới thiệu vào tháng 9 năm 1964, 1 tháng trước thế vận hội mùa hè 1964. Nó có sẵn ở dạng sedan, mui cứng hai cửa, xe van ba và năm cửa, hai biến thể coupe tiện ích và một chiếc hatchback năm cửa.

Dòng 40–43 được dành riêng cho xe sedan, trong khi xe thương mại thuộc dòng 46 và 47. Xe mui cứng nhận được mã mẫu dòng 50–55, còn 56 mã được dành riêng cho mẫu xe hatchback năm cửa. Mẫu xe năm 1965 đánh dấu sự trở lại của Toyota tại thị trường Mỹ sau khi tạm thời rút lui vào năm 1961.

Thiết kế ngoại thất xe

Đầu tiên chúng tôi phải nói đến việc chiếc xe Toyota Corona của ông Đặng Lê Nguyên Vũ vẫn còn giữ biển 4 số, rất lạ đúng không. Về thiết kế, xe có cặp đèn tròn cổ điển, đặt cạnh nhau, trên cùng tấm lưới tản nhiệt nhìn rất hài hòa.

Phẩn cản va trước của xe Toyota Corona thế hệ thứ 3 nhô ra hẳn đầu xe, nguyên bản nó bằng inox sáng bóng nhưng xe của ông Vũ bằng nhựa màu đen.

Tiếp theo là việc chiếc Toyota Corona của nhà sưu tập xe lớn nhất Việt Nam chia sẻ thành các ngăn nhỏ, giống với bản đầu tiên, cụ thể là xe sản xuất trong giai đoạn 1966. Thế hệ này, lần đầu tiên xe Corona có logo riêng trên lưới tản nhiệt là Toyopet và sau này là Toyota.

Vòng ra bên hông, chiếc xe Toyota Corona của Qua Vũ có thêm cụm đèn xi-nhan màu cam trên vòm bánh trước, ngay sau đó là logo Corona mạ crom, và ngoài ra là ký hiệu UN được doanh nhân này dán thêm bằng đề-can, tạo điểm nhấn trên màu sơn trắng.

Ở đuôi xe, cản va sau có thiết kế giống cản trước, lộ ra góc cạnh và vẫn là nhựa, cụm đèn xi nhan, đèn hậu và đèn lùi tạo thành 1 dải liền kề. Logo mới của xe được đặt lên hẳn nắp capô.

Nội thất xe

Khác với nhiều mẫu xe Toyota Corona đang được rao bán trên nhiều trang có nội thất xuống cấp trầm trọng, chiếc xe của ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã được bọc lại khoang lái và khoang hành khách mới mẻ, nhưng màu sắc ghế cũng khá cổ điển.

Xe nhìn chung còn giữ các chi tiết nguyên bản, chủ xe chỉ độ thêm bộ gạt đựng tàn xì gà và hộc đựng bình cá phê, 2 vật dụng bất ly thân của doanh nhân này.

Các thông tin khác về xe Toyota Corona

Toyota đã tiến hành một cuộc trình diễn công khai về hiệu suất của Corona mới trên đường cao tốc Meishin , nơi mẫu xe này đã được thử nghiệm ở quãng đường 100.000 km và có thể duy trì tốc độ 140 km/h. Toyota phát hành Corona một năm sau khi ra mắt đối thủ cạnh tranh truyền thống của Corona, Nissan Bluebird. Vào tháng 11 năm 1966, Toyota giới thiệu Corolla, một loại xe nhỏ hơn nhằm đáp ứng thị trường đang cần một loại xe tiết kiệm nhiên liệu hơn, cho phép Corona tăng kích thước. Thời gian tăng tốc 0–97 km/h là 15,1 giây.

Ban đầu, các mẫu xe thương mại sử dụng động cơ 1.198 cc 2P, công suất 55 mã lực tại 5.000 vòng/phút. Điều này cho phép tải trọng tối đa 500 kg đối với phiên bản hai chỗ ngồi và 300 kg đối với phiên bản năm chỗ ngồi.

Vào tháng 7 năm 1965, kiểu dáng thân xe coupe mui cứng 2 cửa được giới thiệu. Tốc độ tối đa của Corona 1,2 lít là 110 km/h. Vào tháng 1 năm 1967, chiếc xe này cũng được cung cấp dưới dạng xe năm cửa.Vào tháng 4 năm 1967, động cơ 3P (1,35 lít) và 2R (1,5 lít) lớn hơn và mạnh hơn đã ra mắt, thay thế cho loại 2P nhỏ hơn ở hầu hết các thị trường. Công suất của chúng lần lượt là 77 và 65 PS.

Hộp số tự động Toyota, được bán trên thị trường với tên Toyoglide, đã được giới thiệu trên phiên bản Corona này. Động cơ 4R (12R ở phiên bản Úc) có dung tích 1587 cc được trang bị bộ chế hòa khí SU đôi và có công suất 90 mã lực . Phanh đĩa cũng được giới thiệu cho bánh trước.

Việc xuất khẩu chiếc Corona này tỏ ra phổ biến ở Mỹ và Châu Âu, với hiệu suất động cơ được cải thiện và độ bền được cải thiện so với các phiên bản trước. Chỉ riêng trong tháng 9 năm 1967, Toyota đã sản xuất 80.000 ô tô, trong đó có 30.000 chiếc là Corona.

Đánh giá: