menu

Chịu chơi xe JDM như "Qua" Vũ, tậu xe Toyota Celica thứ 3, cùng năm sinh với mình, biển quá đẹp

15:42 - 04/12/2023

Chiếc xe Toyota Celica thứ 3 mới lộ diện có mặt trong đội hình xe của ông Đặng Lê Nguyên Vũ thuộc thế hệ thứ 1, sản xuất cách đây 52 năm.

Trong những ngày vừa qua, ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã liên tục gây bất ngờ cho giới mê xe khi xuống phố cùng với nhiều chiếc xe thể thao JDM rất độc lạ, chỉ mới được doanh nhân này tậu trong vài tháng trở lại đây, hiện chưa rõ Chủ tịch Trung Nguyên hiện sở hữu chính xác bao nhiêu xe JDM, nhưng sẽ không quá bất ngờ nếu con số đã trên 20 chiếc.

Gần đây nhất, 1 trong các mẫu xe JDM mới được ông Đặng Lê Nguyên Vũ mua về chơi đã được đích thân doanh nhân này cầm lái xuống đường phố Sài thành. Sẽ rất bất ngờ nếu bạn biết đây chính là chiếc xe Toyota Celica thứ 3 lộ diện có mặt trong đội hình xe của ông Đặng Lê Nguyên Vũ, điều này cho thấy, doanh nhân này đang săn lùng rất nhiều các mẫu xe JDM độc lạ.

Toyota Celica ra đời như nào?

Được trưng bày tại Triển lãm ô tô Tokyo tháng 10 năm 1970 cùng với Toyota Carina và được bán ra thị trường từ tháng 12 cùng năm, Celica là một chiếc coupe mui cứng hai cửa nhấn mạnh đến kiểu dáng và cảm giác lái thích thú.

Chiếc xe này nhắm đến thị trường Bắc Mỹ và là phản ứng của Toyota đối với Ford Mustang (xe Pony) 1964½ cũng là một chiếc sedan tiêu chuẩn (Ford Falco ) với thân xe 2+2 cách điệu.

Tại Nhật Bản, nơi các chuỗi đại lý khác nhau xử lý các mẫu xe khác nhau, Celica chỉ dành riêng cho các đại lý Nhật Bản của Toyota Corolla Store. Celica đã lấp đầy vị trí thị trường trước đây do Toyota Sports 800 nắm giữ những năm 1965–1969, khi các địa điểm Cửa hàng Toyota Corolla trước đây được gọi là Cửa hàng Công cộng Toyota sau đó được đổi tên vào năm 1966 thành Cửa hàng Toyota Corolla .

Thiết kế xe Toyota Celica của "Qua" Vũ

Nếu như ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã mua 2 chiếc xe thể thao Toyota Celica trước đó thuộc các thế hệ như thứ 7, sản xuất 1999 đến 2006, xe của ông đời 2000, hay Toyota Celica thế hệ thứ 5, sản xuất từ 1989-1993, và thuộc đời 1992, thì chiếc xe thứ 3 có tuổi đời khá lớn, thậm chí, nó còn trùng năm sinh với nhà sưu tập xe lớn nhất tại Việt Nam.

Cụ thể, chiếc xe thể thao Toyota Celica thứ 3 mới lộ diện có mặt trong đội hình xe của ông Đặng Lê Nguyên Vũ thuộc thế hệ thứ 1, sản xuất cách đây 53 năm, từ 1970 đến 1977, cụ thể, chiếc xe này có năm sản xuất là 1971, như vậy, xe đã tròn 52 năm, cũng là số tuổi của Chủ tịch Trung Nguyên.

Nhìn vào ngoại hình chiếc xe thể thao Toyota Celica thế hệ thứ nhất của ông Vũ sẽ thấy, nó thiết kế khá tròn trịa, phần mặt ca-lăng trang bị lưới tản nhiệt hình chữ nhật, đi kèm cụm đèn pha tròn đôi, nhìn rất cổ điển, 2 bóng trong cùng có màu vàng, ngoài ra còn có 2 đèn xi-nhan đặt đối xứng.

Cụm gương chiếu hậu của chiếc xe thể thao Toyota Celica thế hệ thứ nhất được đặt cao, bên hông nắp capô, bên sườn có các đường nét bo tròn, bộ mâm độ 7 chấu đơn, sơn bạc là điểm nhấn. Đằng sau xe có cụm đèn hậu màu đỏ đôi, 2 đèn xi nhan ngoài cùng, viền đèn và cản sau mạ crôm bóng loáng.

Cuối cùng, chiếc xe thể thao Toyota Celica thế hệ thứ nhất này còn có cánh gió đuôi cố định, vểnh lên, nhìn hiếu chiến. Chiếc xe này nguyên bản có màu cam, sau đó, được ông Đặng Lê Nguyên Vũ cho thay sang bộ áo màu đen bóng, kết hợp cùng mui xe màu trắng.

Điểm nhấn cuối cùng của chiếc xe thể thao Toyota Celica thế hệ thứ nhất này chính là biển số rất đẹp 61A - 36.333, với 36 mang hàm ý tam lộc, 3 số cuối là tam hoa 3, vững như kiềng 3 chân. Nội thất xe có 2 hàng ghế, ghế sau đủ chỗ cho trẻ em ngồi, các chi tiết đều giữ nguyên bản.

Hệ truyền động

Toyota Celica thế hệ thứ nhất có các mức trang trí ban đầu được cung cấp là ET (1.4L 4 tốc độ), LT, ST (1.6L 5 tốc độ) và GT (1.6L 5 tốc độ) với GTV được bổ sung vào năm 1972. Đối với thị trường xuất khẩu, Celica có sẵn ba phiên bản khác nhau. mức độ trang trí; LT, ST, GT.

Các mẫu GT dành cho thị trường nội địa Nhật Bản có nhiều điểm khác biệt so với ET, LT và ST bao gồm sáo trên mui xe, cửa sổ chỉnh điện, điều hòa không khí. Ngoại trừ thị trường Mỹ, GT có động cơ cam đôi 2T-G 1600 cc hoặc 2000 cc 18R-G, không có trên ET, LT hoặc ST và luôn có hộp số sàn 5 cấp. Thông thường, GT dành cho thị trường Nhật Bản có động cơ 18R-G được kết hợp với hộp số P51, 5 cấp có tỷ số gần hơn do Porsche thiết kế trong khi các mẫu xe xuất khẩu có W-50. Đối với thị trường Mỹ, chỉ GT chỉ có một động cơ cam đơn với lựa chọn hộp số sàn hoặc tự động 4 cấp trên các mẫu xe đời đầu, sau đó nâng cấp lên W-50 5 tốc độ vào năm 1974–1977.

Chiếc Celica đầu tiên dành cho Bắc Mỹ, 1971 ST được trang bị động cơ 8R 1,9 lít. Các mẫu xe 1972–1974 có động cơ 2,0 lít 18R-C. Đối với những năm 1975–77, động cơ dành cho Celica Bắc Mỹ là loại 20R 2,2 lít. Các mẫu Celica GT và LT đã được giới thiệu tại Mỹ vào năm mẫu 1974. GT dòng cao nhất bao gồm hộp số tay W-50 5 cấp, sọc GT trên bảng điều khiển và bánh xe thép kiểu cách với các vòng trang trí mạ crôm. LT được tiếp thị như một mô hình kinh tế.

Hộp số tự động A40 đã trở thành một tùy chọn trên các mẫu xe ST và LT ở Bắc Mỹ bắt đầu từ mẫu xe năm 1973. Đối với năm 1975, thân xe năm 1974 đã được sử dụng và các thanh cản bằng cao su đen và crom chắc chắn hơn với giá đỡ giảm xóc được gắn theo chiều ngang (kiểu Volvo) đã thay thế các thanh cản crom được sử dụng trong những chiếc xe trước đó (theo luật cản xe của Liên bang Hoa Kỳ) bắt buộc phải va chạm mà không bị hư hỏng nhẹ ở tốc độ 5 mph (8,0 km/h).

Thật không may, động cơ dòng 8R và 18R đời đầu tỏ ra kém bền hơn và thường xuyên xảy ra lỗi ban đầu. Độ bền của động cơ 18R-C 1974 đã được cải thiện phần nào, nhưng 20R được giới thiệu cho năm 1975 đã chứng tỏ là động cơ tốt hơn ở hầu hết các khía cạnh.

Đánh giá: