menu

Người Nga chế tạo đầu xi-lanh trong suốt để quan sát động cơ hoạt động ra sao

03:09 - 07/01/2022

Nếu bạn tò mò về qua trình hoạt động của một động cơ đốt trong 4 xi-lanh, thí nghiệm này sẽ giúp bạn mở rộng tầm mắt.

Không dễ để được thấy tận mắt quá trình đốt cháy của một động cơ đốt trong, bởi sắt và nhôm là không phải là những chất liệu có thể nhìn xuyên thấu. Tuy nhiên, plexiglass (thủy tinh plêxi) thì khác, và điều đó khiến nó trở thành một chất liệu hoàn hảo để thay thế đầu xi-lanh. Đó chính xác là những gì mà kênh YouTube “Garage 54” đã làm ở một video mới, trong đó họ tiến hành tái tạo một động cơ Moskvitch, loại bỏ đầu xi-lanh bằng sắt, và thay thế bằng một đầu bằng nhựa trong.

Video "Garage 54" chế tạo đầu xi-lanh bằng plexiglass trong suốt

Tấm plexiglass trông khá dày và có kích thước gần bằng với đầu xi-lanh ban đầu của động cơ, qua đó giúp chế tạo nó trở nên tương đối dễ dàng. Chất liệu trong suốt, có 4 buồng đốt được khoét và đánh nhám mịn, mang lại một góc nhìn rõ ràng cho các xi-lanh và van.

Sau khi được thay thế các đầu xi-lanh trong suốt, động cơ có thể khởi động ngay mà không gặp bất kỳ vấn đề nào, và cho thấy được quy trình phức tạp của động cơ 4 kỳ. Khán giả có thể dễ dàng quan sát hành trình nạp, nén, đốt cháy, và xả - và nó đầy mê hoặc dưới góc máy quay chậm. Chất liệu Plexiglass cung cấp một cái nhìn rõ ràng đến mức mọi người có thể nhìn thấy xi-lanh thứ 4 lệch nhịp.

Plexiglass không chắc hoặc bền như sắt, và các nhược điểm đó cũng sớm bị lộ ra. Đoạn video cho thấy nhiệt độ cao trong buồng đốt đã làm nóng plexiglass, và nhanh chóng gây ra hiện tượng bong bóng và hình thành những chỗ biến dạng. Sau một thời gian hoạt động, động cơ cũng bắt đầu có dấu hiệu bám cặn bẩn.

Động cơ có thể chạy thêm vài lần nữa, nhưng đến cuối cùng nó đã ngừng hoạt động. Cho dù không rõ nguyên nhân, nhưng thủ phạm đáng ngờ nhất là việc thiếu khả năng nén. Nhiệt lượng tạo ra từ quá trình đốt cháy có khả năng làm biến dạng tấm plexiglass, vì vậy khiến không khí bên ngoài thâm nhập. Tại một thời điểm, xăng được đổ ngay vào bộ chế hòa khí, nhưng nó lại gây ngập động cơ.

Đánh giá:
Tag