menu

Giáp tết, các hãng ô tô Việt rơi vào tình trạng "khan hàng" vì xe nhập không về, xe lắp ráp chẳng đủ

Lê An 16:15 - 23/01/2018

Nếu có ô tô để mua thì khách Việt cũng bị các đại lý "ép" phải chi thêm tiền cho các bộ phụ kiện nếu muốn kịp nhận xe trước Tết Nguyên đán.

Theo thông lệ, cứ vào dịp cuối năm Âm lịch, nhiều người Việt lại "vác tiền" đi mua ô tô để chơi Tết. Trong những năm trước, khách hàng chọn xe khá thong thả, thậm chí còn được tăng khuyến mại, giảm giá khi mua xe. Thế nhưng, năm nay, người Việt muốn trả thêm tiền để có xe chơi Tết cũng không được. Nguyên nhân là do các hãng ô tô Việt Nam hiện đang rơi vào tình trạng không có xe để bán.

Không có xe nhập khẩu để bán

Hiện nay, các hãng xe lớn tại Việt Nam như Ford, Honda và Toyota đều rơi vào tình trạng "cháy hàng". Trong khi nhu cầu mua ô tô của khách Việt đang tăng cao, các hãng đều không còn xe để kịp giao trước Tết. Nguyên nhân một phần là do những quy định khắt khe hơn về nhập khẩu ô tô của Nghị định 116 đã có hiệu lực từ ngày 1/1/2018 vừa qua.

Quy định của Nghị định 116 "làm khó" các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô về Việt Nam nhất là yêu cầu về Giấy chứng nhận chất lượng, kiểu loại xe ô tô nhập khẩu cấp bởi cơ quan có thẩm quyền nước ngoài. Với quy định này, ngay cả các hãng nhập khẩu xe chính hãng cũng đành "bó tay". Cách đây không lâu, Toyota, Honda và Mitsubishi đã tuyên bố ngừng nhập khẩu xe vào Việt Nam.

Trước đó, Ford và Honda đã kịp nhập lô Ranger cũng như CR-V về Việt Nam trước 2018 để "né" Nghị định 116. Tuy nhiên, những lô xe này cũng không đủ để đáp ứng nhu cầu mua của khách hàng trong nước.


Lô xe Honda CR-V 2018 về Việt Nam vào những ngày cuối năm ngoái.

Xem thêm:

>>> Honda CR-V 2018 có giá bán chính thức tại Việt Nam, khởi điểm 1,136 tỷ Đồng

>>> Honda CR-V 2018 chưa có giá chính hãng, đại lý "hét" giá 1,25 tỷ Đồng

>>> So sánh Honda CR-V 2018 và Mazda CX-5 2018: "Một 9, một 10"

Mẫu xe SUV hàng hot Toyota Fortuner thì càng "khỏi phải nói", toàn bộ các đại lý đã hết xe, khách màng muốn trả thêm tiền để nhận xe trước Tết thì đại lý cũng chào thua. Ngay cả những mẫu ô tô bình thường không bán chạy như Honda Civic cũng rơi vào tình trạng không còn xe để giao cho khách.

Dự kiến, tình trạng không có xe nhập khẩu để bán sẽ còn kéo dài nếu các quy định của Nghị định 116 không thay đổi. Mới đây, Tổng cục Hải quan đã công bố lượng ô tô nhập khẩu về Việt Nam trong nửa đầu tháng 1/2018. Theo đó, trong 15 ngày đầu tiên của tháng 1/2018, chỉ có đúng 60 chiếc ô tô nhập khẩu nguyên chiếc được đưa về Việt Nam. Trong số đó, có 6 chiếc xe 9 chỗ ngồi trở xuống, 10 chiếc xe trên 9 chỗ ngồi và 27 ô tô tải.

Trong thời gian tới, nếu các hãng xin được Giấy chứng nhận chất lượng, kiểu loại xe ô tô nhập khẩu cấp bởi cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì cũng phải ít nhất 3-4 tháng nữa mới có thêm xe nhập khẩu về Việt Nam.

Xe lắp ráp trong nước: "Cung không đủ cầu"

Không riêng gì xe nhập khẩu, ngay cả ô tô lắp ráp trong nước cũng "cháy hàng" chẳng kém. Cả hai hãng lớn là Hyundai Thành Công và Trường Hải đều rơi vào tình trạng sản xuất không kịp để bán cho khách trước Tết vì thiếu linh kiện lắp ráp. Hiện những mẫu xe lắp ráp trong nước như Hyundai Elantra, Hyundai Santa Fe, Mazda CX-5 hay Kia Cerato đều "hết hàng".


Mazda CX-5 rơi vào tình trạng "cung không đủ cầu" vì thiếu linh kiện lắp ráp

Có thể bạn quan tâm:

>>> Cập nhật giá mới nhất của Mazda CX-5 trong tháng 1/2018

>>> Cập nhật bảng giá mới của xe Mazda tại Việt Nam trong tháng 1/2018

>>> Đánh giá Mazda CX-5 2018 bản Thái Lan: Một trong những chiếc crossover tốt nhất trong tầm giá

Mua xe kiểu "bia kèm lạc"

Nếu như trong năm 2017, các đại lý liên tục giảm giá xe để lôi kéo khách hàng thì vào dịp sát Tết Nguyên đán,  tình thế đã lật ngược. Giờ đây, khách hàng bị đặt vào tình thế nếu muốn nhận xe trước Tết thì phải mua thêm phụ kiện. Nói cách khác, đây là kiểu mua xe "bia kèm lạc".

Điển hình như dòng Honda CR-V 2018 đã cập bến Việt Nam với lô 750 chiếc vào những ngày cuối năm 2017. Khi tậu Honda CR-V 2018, khách hàng chẳng những phải chi số tiền ít nhất hơn 1,1 tỷ Đồng mà còn phải bỏ thêm vài chục triệu Đồng để mua phụ kiện nếu muốn nhận xe trước Tết. Để tối đa lợi nhuận, có đại lý Honda buộc khách phải mua bộ phụ kiện trị giá khoảng 50 triệu Đồng, bao gồm film cách nhiệt, nẹp sườn chống xước hay vè che mưa.

Tương tự như vậy, một đại lý Toyota tại Hà Nội cũng bán dòng Corolla Altis kèm theo phụ kiện. Theo nhân viên của đại lý này, dòng Toyota Corolla Altis bản G có giá 773 triệu Đồng, đã bao gồm 20 triệu Đồng phụ kiện. Gói phụ kiện này gồm có dán film, trải sàn, camera lùi, bậc ốp đèn, khay hành lý, gập gương tự động, ốp trang trí gương chiếu hậu và chắn nắng xe. Nếu đồng ý mua, khách hàng cần đặt cọc và được giao xe sát Tết.


Đại lý báo giá Toyota Corolla Altis bản G kèm phụ kiện 20 triệu Đồng.

Không riêng gì Corolla Altis mà ngay cả Toyota Fortuner cũng khiến khách hàng phải mua thêm phụ kiện. Ngay từ hồi tháng 12/2017, Toyota Fortuner đã rơi vào tình trạng khan hàng khiến khách mua phải chi thêm đến 150 triệu Đồng tiền phụ kiện. Đây chính là thời điểm Nghị định 116 quy định về nhập khẩu xe được ban hành. Tất nhiên, đến thời điểm này, thì kể cả có đặt thêm phụ kiện cũng không còn Fortuner giao cho khách. 

Nhìn chung, nếu không nhất thiết phải mua xe trước Tết, khách hàng Việt nên chờ qua thời điểm này để tậu ô tô khi nguồn cung dồi dào hơn đồng thời không phải mất thêm nhiều tiền cho các đại lý.

>>> Ngừng nhập khẩu, Toyota Fortuner vắng bóng, Honda CR-V hiếm trên thị trường

Lê An
Đánh giá: