menu

Mách nhỏ mẹo tránh bị "ăn phạt" nhờ nhận biết vạch kẻ đường

16:10 - 30/05/2022

Không tuân thủ chỉ dẫn vạch kẻ đường là lỗi mà các tài xế, dù nhiều hay ít kinh nghiệm đều rất dễ mắc phải. Liệu các bác tài đã hiểu hết về vạch kẻ đường chưa? Hãy cùng kiểm tra độ am hiểu của mình trong bài viết sau.

Các lỗi về vạch kẻ đường thường rất dễ gặp khi các bác tài di chuyển trong nội đô. Việc nắm rõ quy định về các loại vạch kẻ đường như dưới đây sẽ giúp các bác tài tránh bị phạt lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường hay lỗi tốc độ khi qua khu đông dân cư.

Quy định về vạch kẻ đường

Căn cứ theo Quy chuẩn QCVN41:2019/BGTVCT, ý nghĩa của từng vạch kẻ đường như sau.

Vạch nét đứt 2.1

Vạch nét đứt 2.1 được dùng để phân chia các làn xe cùng chiều. Trong trường hợp này, xe được phép thực hiện việc chuyển làn đường qua vạch.

Đôi khi các lái xe lại sơ sót, không nhìn thấy biển cảnh báo tốc độ hoặc biển báo khu đông dân cư, ví dụ trong trường hợp đi từ các ngã rẽ ra đường chính. Do đó, có một mẹo nhỏ để các lái xe có thể dễ dàng nhận biết khoảng tốc độ có thể được phép di chuyển trong trường hợp không thấy có biển báo tốc độ và biển báo khu đông dân cư. Cụ thể, các lái xe có thể quan sát kích thước của vạch kẻ đường 2.1 được sử dụng trên đoạn đường mà mình đang di chuyển. Nếu độ dài vạch kẻ đường ngắn thì không thể đi quá 50 km/h. Nếu đoạn đường cho đi tốc độ càng cao thì độ dài vạch kẻ đường 2.1 sẽ càng dài.

Vạch kẻ đường 2.1 trong khu vực đông dân cư có chiều dài ngắn

Vạch kẻ đường 2.1 trong khu vực đông dân cư có chiều dài ngắn. Nếu gặp vạch này thì tốc độ tối đa sẽ là 50 km/h.

Quy chuẩn 41:2016/BGTVT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ đã ghi rõ: "Vạch 2.1 là vạch đơn, đứt nét, màu trắng. Bề rộng nét vẽ b = 15cm, chiều dài đoạn nét liền L1 = (1 m - 3 m); chiều dài đoạn nét đứt (3 m - 9 m); tỷ lệ L1/L2 = 1:3. Tốc độ vận hành càng cao, chọn chiều dài đoạn nét liền L1 và chiều dài đoạn nét đứt L2 càng lớn. Chọn giá trị chiều dài đoạn nét liền L1 và đoạn nét đứt L2 nhỏ trong các trường hợp cần tăng tính dẫn hướng xe chạy (ví dụ trong phạm vi đường cong nằm bán kính nhỏ)."

Vạch kẻ đường 2.1 trên những đoạn đường cho phép chạy tốc độ cao sẽ dài hơn hẳn

Vạch kẻ đường 2.1 trên những đoạn đường cho phép chạy tốc độ cao sẽ dài hơn hẳn.

Vạch kẻ nét liền

- Vạch đơn nét liền màu trắng: Dùng để chia các làn xe cùng chiều, không cho phép chuyển làn hoặc sử dụng làn khác. Các xe không được lấn làn, đè lên vạch.

Khi thấy vạch nét liền (dù màu trắng hay màu vàng) thì đều không được lấn làn, đè vạch.

Khi thấy vạch nét liền (dù màu trắng hay màu vàng) thì đều không được lấn làn, đè vạch.

- Vạch đơn nét liền màu vàng: Dùng để phân chia 2 chiều xe chạy ngược chiều. Vạch này thường sử dụng ở đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ tai nạn cao, ở trên các cung đường có từ 2 - 3 làn xe cơ giới và không có dải phân cách giữa. Các phương tiện không được phép lấn làn và không được đè lên vạch.

- Vạch đôi nét liền màu vàng: Vạch này cũng dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều nhưng được dùng cho 4 làn xe cơ giới trở lên. Trường hợp đường có 2 - 3 làn xe cơ giới mà không có dải phân cách ở giữa cũng có thể dùng vạch đôi nét liền màu vàng tại vị trí cần thiết để cảnh báo mức độ nguy hiểm. Các chủ xe cũng không được lấn làn, đè lên vạch khi gặp vạch kẻ đường này.

Vạch liền đôi màu vàng

Vạch đôi nét liền màu vàng

- Vạch kép 2.4

Dùng để phân chia các làn xe ngược chiều, xe trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt nét được phép cắt qua khi cần thiết; xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được lấn làn hoặc đè lên vạch.

Vạch kép 2.4

Vạch kép 2.4

Vạch xương cá

Không được đi, dừng, đỗ xe ở khu vực có vạch xương cá

Không được đi, dừng, đỗ xe ở khu vực có vạch xương cá

Vạch xương cá thường được dùng tại các địa điểm:

  • Trạm thu phí: Hướng dẫn xe đến cửa của cổng thu phí.
  • Ở các nút giao cùng mức, bố trị tại các trung tâm hay ngã tư giao nhau. Mục đích để chỉ dẫn cho các phương tiện biết phải đi vòng qua phạm vi kẻ vạch theo ngược chiều kim đồng hồ..

Trên đường có vạch xương cá thì các phương tiện không được lấn vạch hoặc cắt qua vạch trừ trường hợp khẩn cấp như:

  • Xe gặp sự cố buộc phải dừng, đỗ
  • Tài xế đang trong trạng thái nguy hiểm
  • Ảnh hưởng bởi thời tiết xấu

Do đó, nếu trong tình huống bình thường, các lái xe không được dừng, đỗ hoặc đi đè lên vạch xương cá.

Vạch mắt võng

Vạch kẻ kiểu mắt võng có màu vàng, gồm các vạch đan xen với nhau và được bố trí ở làn xe trong cùng của đường đi. Vạch kẻ mắt võng để thông báo cho người điều khiển phương tiện không được dừng xe trong phạm vi phần mặt đường này, nhằm tránh ùn tắc giao thông.

Nếu thấy vạch kẻ mắt võng thì các phương tiện không được phép dừng lại ở khu vực này mà phải tiếp tục di chuyển. Việc di chuyển sẽ được chia thành 2 trường hợp:

- Vạch mắt võng đi kèm mũi tên xác định hướng phải đi: Người điều khiển phương tiện phải đi theo hướng mũi tên. Ví dụ, mũi tên rẽ phải thì xe bắt buộc rẽ phải, không được phép đi thẳng hay dừng đỗ. Nếu đi sai mũi tên sẽ bị coi là không tuân thủ hiệu lệnh vạch kẻ đường.

- Vạch mắt võng không có mũi tên chỉ hướng: Nếu gặp vạch kẻ này và đèn tín hiệu xanh thì phương tiện giao thông được phép đi thẳng. Nếu gặp đèn đỏ mà dừng xe tại vạch mắt võng sẽ bị coi là vi phạm không tuân thủ hiệu lệnh vạch kẻ đường.

Vạch mắt võng báo cho người tham gia giao thông tiếp tục di chuyển, tránh ùn tắc đường.

Nếu đi sai quy định ở phần đường có vạch mắt võng, người điều khiển sẽ bị phạt theo lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường.

Vạch kẻ đường hình thoi

Vạch kẻ đường hình thoi (vạch 7.6) được sử dụng để báo hiệu sắp đến chỗ có bố trí vạch đi bộ qua đường; đặc biệt đối với các chỗ bố trí vạch đi bộ qua đường ở giữa đoạn đường nối hai nút để cảnh báo người lái xe phải nhường đường cho người đi bộ qua đường.

Nhìn thấy vạch kẻ hình thoi thì người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ, chú ý quan sát vì phía trước có đường dành riêng cho người đi bộ. Trong trường hợp có người đi bộ qua đường trong khu vực vạch dừng, các bác tài phải dừng xe nhường đường cho người đi bộ.

Không tuân thủ vạch kẻ đường hình thoi bị phạt như thế nào?

Khi thấy vạch kẻ hình thoi, chủ phương tiện cần giảm tốc độ, quan sát phía trước. Được phép di chuyển qua phần vạch này nhưng nếu thấy có người đi bộ ở đoạn đường gần đó thì phải nhường đường.

Nếu gây tai nạn sẽ bị xử phạt hành chính theo lỗi "không chấp hành các chỉ dẫn của vạch kẻ đường" như ở trên, đồng thời phải chịu trách nhiệm cho người bị tai nạn.

Khi thấy vạch kẻ đường hình con thoi thì cần giảm tốc độ. Không nhường đường cho người đi bộ mà gây tai nạn sẽ bị xử phạt.

Khi thấy vạch kẻ đường hình con thoi thì cần giảm tốc độ. Không nhường đường cho người đi bộ mà gây tai nạn sẽ bị xử phạt.

Quay đầu xe tại đoạn đường có vạch liền bị phạt bao nhiêu?

Khi nhìn thấy vạch nét liền, chủ xe phải tuân thủ không lấn làn, đè vạch. Việc quay đầu xe tại đoạn đường có nét vạch liền không chỉ sai luật mà còn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn. Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo lỗi không chấp hành các chỉ dẫn của vạch kẻ đường.

- Phạt tiền từ 300.000 - 400.000 đồng đối với ô tô (Điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP). Nếu gây tai nạn sẽ bị tước GPLX từ 2 - 4 tháng.

- Phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng đối với xe máy, tước GLX 2 - 4 tháng nếu gây tai nạn (Điểm a Khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Mức phạt lỗi đè lên vạch xương cá

Như đã nhắc ở trên, chỉ được dừng, đỗ, đi ngang qua vạch xương cá khi gặp trường hợp khẩn cấp. Nếu xe ô tô và người lái ở trạng thái bình thường mà vẫn cố vi phạm sẽ bị phạt theo lỗi không chấp hành chỉ dẫn của vạch kẻ đường.

- Đối với ô tô, phạt tiền từ 300.000 - 400.000 đồng và nếu gây tai nạn sẽ bị tước GPLX từ 2 - 4 tháng.

- Đối với xe máy, phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng đối với xe máy, tước GLX 2 - 4 tháng nếu gây tai nạn.

Các phương tiện không được đi vào vạch xương cá.

Các phương tiện không được đi vào vạch xương cá.

Việc nắm rõ quy định vạch kẻ đường không chỉ giúp các bác tài lái xe an toàn, tự tin, làm chủ tình huống và tốc độ mà còn tránh được những trường hợp bị phạt không đáng có. 

Đánh giá: