menu

Mùa nóng, lái xe ô tô cũng cực khổ không thua xe máy

11:14 - 20/03/2018

Mùa nóng đang đến với những ngày nhiệt độ ngoài trời lên tới 38-40 độ C, nhất là các tỉnh thành miền Nam. Thời điểm này tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm không chỉ xe máy mà còn cho người lái xe ô tô.

Sốc nhiệt

Tình trạng sốc nhiệt ở ô tô nguy hiểm hơn nhiều so với đi từ phòng điều hòa ra ngoài trời. Theo cảnh báo của các bác sĩ, bên trong ô tô chứa khá nhiều CO2 và mọi người thường có thói quen để điều hòa chiếu thẳng vào người để giảm nhiệt sau khi ngồi vào ô tô.

Mùa nóng, lái xe ô tô cũng cực khổ không thua xe máy

Điều này sẽ dẫn đến tình trạng sốc nhiệt khi bước ra ngoài ô tô. Một số biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, tim đập nhanh, thậm chí ngất xỉu hay đột quỵ sẽ xảy ra khi cơ thể con người có sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn.

Trường hợp người có tiền sử cao huyết áp, cơ địa không tốt, cần lưu ý tránh sốc nhiệt khi di chuyển bằng xe hơi vì có thể gặp co thắt mạch máu não, ảnh hướng đến tính mạng.

Nhiễm độc

Nội thất xe hơi xuất hiện khá nhiều vật dụng được làm từ cao su, nhựa vinyl,.. Khi nhiệt độ trong xe tăng cao do đỗ xe dưới ánh nắng mặt trời quá lâu, các chất liệu này sẽ bắt đầu bay hơi. Trong khi đó, dầu và các dung môi bên trong sẽ hóa hơi.

Có thể phát hiện tình trạng này thông qua lớp mỏng bám trên cửa kính, đó là phần cặn bay ra từ các thiết bị. Tuy không gây độc ngay lập tức nhưng nó sẽ để lại tác hại khi tiếp xúc trong thời gian dài.

Mùa nóng, lái xe ô tô cũng cực khổ không thua xe máy

Ngoài ra, một số chi tiết khác như vải trong cabin cũng bị ảnh hưởng dưới trời nắng nóng. Cùng với đó, bọt biển lót trong ghế ngồi có thể bị gãy. Các thiết bị điện dù không bị tác động nhiều nhưng nếu tiếp tục duy trì tình trạng nắng nóng kéo dài sẽ làm cho chúng hư hỏng.

Một chiếc xe bị quá nhiệt dưới trời nắng nóng biểu hiện rõ ràng nhất qua hoạt động không trơn tru của các chi tiết sử dụng dầu nhờn. Điển hình là núm điều khiển điều hòa, chân phanh hay thiết bị điều khiển ghế khó sử dụng, bị kẹt do dầu bị bay hơi, khô lại dưới nhiệt độ cao.

Nguy cơ cháy nổ

Việc đỗ xe dưới trời nắng quá lâu, làm tăng nhiệt độ trong xe, cũng kéo theo nguy cơ cháy nổ các vật dụng. Các trường hợp vật chứa chất lỏng kín thường bị nổ trong mùa hè xảy ra khá phổ biến. Các chuyên gia cũng khuyến cáo về việc không bao giờ để đồ dễ tăng áp suất trong xe, nhất là vào mùa nắng nóng.

Mùa nóng, lái xe ô tô cũng cực khổ không thua xe máy

Chính vì vậy, tài xế cần tránh đưa những đồ vật có thể là “mồi lưa” lên xe như bật lửa, nước có ga. Hơi nóng trong xe sẽ làm tăng áp suất và gây ra tình trạng phát nổ bất cứ lúc nào.

Đặc biệt, cần chú ý đến bình cứu hỏa trong xe. Các chất trong bình cứu hỏa có thể gia tăng áp suất khi nhiệt độ trong xe quá lớn khiến nó nổ tung.

Nổ lốp

Lốp xe là bộ phận ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn khi vận hành, đồng thời chịu tác động lớn từ bên ngoài. Dưới trời nắng nóng, lốp xe sẽ phải chịu mức nhiệt độ cao từ bề mặt đường, khiến tuổi thọ của lốp xe giảm đáng kể, thậm chí còn tiềm ẩn nguy hiểm cho tài xế và hành khách.

Mùa nóng, lái xe ô tô cũng cực khổ không thua xe máy

Nên nhớ, áp suất lốp thấp hơn 25% so với tiêu chuẩn sẽ làm tăng nguy cơ gặp tai nạn lên gấp 3 lần cho người trên xe, nhất là vào thời tiết nắng nóng.

Xem thêm: Rửa xe ô tô tưởng dễ nhưng lại khó

Đánh giá: