menu

Đánh giá nhanh Toyota Celica 1992 của "Qua" Vũ mới tậu: Bất ngờ với bộ áo xe đang mang, "đèn pha" mắt ếch thú vị

16:25 - 29/11/2023

Toyota Celica 1992 dường như là chiếc xe hiếm hoi được giữ lại màu sơn đỏ theo xe để dạo phố cùng với ông Đặng Lê Nguyên Vũ, nếu gu màu xe đã được doanh nhân này thay đổi, giới mê xe lại rất vui mừng cho đàn ngựa hơn 23 chiếc.

Vào sáng hôm nay, ngày 29 tháng 11 năm 2023, ông Đặng Lê Nguyên Vũ lại dạo phố Sài thành cùng với 1 chiếc xe mới tậu, đó là Toyota Celica đời 1992, số lượng khá khiêm tốn tại Việt Nam.

Đây cũng là chiếc xe thể thao Toyota Celica thứ 2 được nhìn thấy vào garage xe của doanh nhân này, chiếc đầu tiên thuộc biến thể sản xuất vào năm 2000.


Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu và đánh giá nhanh Toyota Celica 1992 của "Qua" Vũ mới tậu: Bất ngờ với bộ áo xe đang mang, "đèn pha" mắt ếch thú vị.

Toyota Celica của ông Vũ có gì đặc biệt

Xuất hiện trên đường phố Sài thành cùng với "Qua" Vũ vào sáng ngày 29/11, chiếc xe thể thao Toyota Celica đời 1992 này gây bất ngờ với giới mê xe không phải thiết kế quá đẹp, lôi cuốn, bộ mâm độ mà đến từ bộ áo của xe.


Đây dường như là chiếc xe hiếm hoi được giữ lại màu sơn đỏ theo xe để dạo phố cùng với ông Đặng Lê Nguyên Vũ, nếu gu màu xe đã được doanh nhân này thay đổi, giới mê xe lại rất vui mừng cho đàn ngựa hơn 23 chiếc, bởi đa phần chúng đều mang màu đỏ, sẽ rất đẹp nếu sánh đôi cùng nhau với mã màu đặc trưng của hãng Ferrari thay vì bị dán đề-can xám, bạc, trắng, xanh hay đen. 

Cụ thể, chiếc xe Toyota Celica đời 1992 này được ông Đặng Lê Nguyên Vũ đặc cách cho mang màu sơn đỏ, nguyên bản của xe, đây dường như là điều bất thường, bởi trước đó, các xe mang màu nổi như vàng, xanh, đỏ thường được dán lại màu bạc, xanh quân đội, trắng, đen... rất hiếm xe nào để màu "zin".


Đi vào thiết kế của xe thể thao Toyota Celica đời 1992, đây là 1 trong những đời xe có ngoại hình đẹp nhất của dòng xe thể thao đến từ xứ sở hoa anh đào. Chiếc xe này mang mã nội bộ T180, sản xuất từ năm 1989 đến 1993, là thế hệ thứ 5.

Điểm nhấn của đời này chính là bộ đèn pha thò thụt kiểu mắt ếch, là điểm nhấn của các dòng xe thể thao đời này, đây là 1 trong các đèn pha thú vị và đẹp nhất từng được sản xuất, nối 2 đèn pha là tấm ốp nhựa màu đen cùng với 2 đèn đề-mi và dưới là đèn xi nhanh, được bao bọc với các tấm nhựa đen.



Vòng ra bên sườn, chiếc xe thể thao Toyota Celica có nhiều đường cắt xẻ, thể hiện đúng chất xe đường phố dành cho các tay mê tốc độ, đằng sau có ống xả đơn, đã được độ lại, và bộ đèn hậu đối xứng. Trên màu sơn đỏ chói lóa của xe, ông Vũ tạo điểm nhấn với UN màu đen ở 2 cửa.

Điểm thu hút tiếp theo của xe Toyota Celica 1992 này còn nằm bộ mâm độ 5 chấu đơn hình ngôi sao sáng bóng, quả mâm này gợi nhớ đến nhiều mẫu siêu xe Ferrari triệu đô, chẳng hạn như F40, 1 trong 5 chiếc xe Ferrari đáng thèm khát sở hữu nhất của các "fan" ngựa chồm.




Nội thất chiếc xe này đã được làm mới với ghế ngồi đưa về 1 màu đen, thay vì đỏ đen như trước, nhìn bớt màu mè, thể hiện đậm chất 1 chiếc xe JDM đường phố. Chưa hết, người bán còn độ thêm khay đựng cốc và hộp đựng tàn xì gà cho chiếc xe thể thao Toyota Celica đời 1992 này, tiện cho ông Vũ sử dụng khi lái xe.

Toyota Celica T180 có gì hay?

Celica thế hệ thứ năm được giới thiệu vào tháng 9 năm 1989 cho mẫu xe năm 1990. Celica nhận được kiểu dáng mới, bánh xe và lốp nâng cấp, GT-Four (All-Trac Turbo ở Mỹ) mạnh mẽ hơn với hệ thống làm mát tốt hơn và chỉ dành cho thị trường Nhật Bản, mẫu xe dẫn động bốn bánh (4WS). Các kỹ sư của Toyota khẳng định rằng kiểu dáng tròn trịa và không có các cạnh thẳng giúp tăng cường sức mạnh mà không làm tăng thêm trọng lượng.

Kiểu dáng sau đó đã được các nhà sản xuất khác sao chép. Các mẫu xe dành cho thị trường Nhật Bản thời điểm đó là SR, ZR, GT-R, Active Sports (Toyota đầu tiên có Hệ thống treo kiểm soát chủ động của Toyota ) và GT-Four. SR và ZR được trang bị động cơ 3S-FE, trong khi GT-R và Active Sports đi kèm động cơ 3S-GE. 3S-GTE trong GT-Four có bộ làm mát không khí và turbo đôi CT26 để loại bỏ nhiễu khí thải.

GT-Four dành cho thị trường Nhật Bản có công suất 221 mã lực và mô-men xoắn 304 Nm, là kết quả của hệ thống đánh lửa mạnh mẽ hơn và tuabin gốm. Hệ thống dẫn động 4WD toàn thời gian trên GT-Four có bộ vi sai trung tâm hạn chế trượt khớp nối nhớt và bộ vi sai cầu sau Torsen.


Toyota Celica dành cho Bắc Mỹ có gương cố định và đèn góc trước màu hổ phách, còn các xe dành cho thị trường khác đều có gương gập và đèn chiếu sáng góc phía trước. Túi khí SRS bên người lái là trang bị tiêu chuẩn trên tất cả các mẫu xe tại Mỹ. Mẫu cơ sở ST có động cơ 4A-FE 1,6 lít, GT và GT-S được trang bị động cơ 5S-FE 2,2 lít. Loại 1,6 lít tương tự như loại được sử dụng trên Corolla.

Toyota Celica bản GT-S được đánh giá cao hơn GT 5 mã lực ở mức 135 mã lực. Động cơ 2,2 lít được thiết kế để có mô-men xoắn thấp hơn, điều này thu hút sở thích của người mua ở Mỹ thay vì động cơ có vòng tua cao trước đây. Động cơ này tương tự như động cơ của Camry ngoại trừ trục cân bằng. All-Trac Turbo có sẵn với động cơ 3S-GTE 2.0 lít cải tiến. Nó được đánh giá ở công suất 200 mã lực và mô-men xoắn 271 Nm. GT-S và tất cả các thị trường xuất khẩu GT-Four/All-Trac Turbo đều là những chiếc xe nâng thân rộng với chắn bùn loe. GT-Four tại thị trường Nhật Bản cũng được cung cấp dưới dạng thân hẹp cho mẫu xe nâng cấp.


Hệ thống phanh chống bó cứng (ABS) đã có trên GT-S suốt bốn năm và có sẵn trên GT cho các mẫu xe năm 1992 và 1993. ABS, nội thất bọc da, cửa sổ trời chỉnh điện và hệ thống âm thanh cao cấp System 10 là tùy chọn trên GT-S và All-Trac Turbo 1990–1992, là tiêu chuẩn trên All-Trac Turbo 1993. Với nội thất mang phong cách thể thao, ghế lái chỉnh điện, vô lăng tự động nghiêng và hệ thống kiểm soát hành trình là trang bị tiêu chuẩn, All-Trac Turbo (được gọi là GT-Four bên ngoài Hoa Kỳ) là chiếc Celica đắt nhất từ ​​trước đến nay.

Với động cơ 3S-GTE tăng áp 2.0 lít sản sinh công suất 200 mã lực, đây là chiếc Celica mạnh nhất từng được bán ở Mỹ.

Theo Thanh Niên Việt
Đánh giá: