menu

Đánh giá nhanh Toyota Celica 1987: Đồ chơi hiếm có khó tìm của nhà sưu tập xe lớn nhất Việt Nam, mua cho đủ bộ

17:02 - 16/12/2023

Đây là chiếc xe thể thao Toyota Celica thứ 4 lộ diện xuất hiện trong garage xe của ông Đặng Lê Nguyên Vũ, xe thuộc thế hệ thứ 4, là mảnh ghép tiếp theo sau khi xe thế hệ đầu, thứ 5 và thứ 7 đã lộ diện trước đó.

Vào sáng hôm nay, ngày 16 tháng 12 năm 2023, 1 chiếc Toyota Celica thế hệ cũ với màu sơn vàng lăn bánh trên đường phố Sài thành đã thu hút sự quan tâm của giới mê xe. Lý do vì 2 bên cửa xe có dán UN, 1 ký hiệu đặc biệt, ám chỉ xe này thuộc sở hữu của ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Chủ tịch tập đoàn Trung Nguyên, người đang nắm giữ bộ sưu tập xe đồ sộ hơn 500 chiếc.

Qua trò chuyện và tìm hiểu chúng tôi được biết, đây đã là chiếc xe thể thao Toyota Celica thứ 4 lộ diện có mặt trong garage xe của ông Vũ, nó mới được doanh nhân Tây Nguyên mua lại cách đây không lâu, biển số cũng được bấm mới, đầu 51L.


Đánh giá nhanh Toyota Celica 1987: Đồ chơi hiếm có khó tìm của nhà sưu tập xe lớn nhất Việt Nam, mua cho đủ bộ

Vì sao ông Vũ mua chiếc Toyota Celica này?

Toyota Celica là mẫu xe khá thú vị vì nó được xem như 1 trong những siêu xe Nhật ít ỏi được sản xuất bởi Toyota từ năm 1970 đến năm 2006. Cái tên Celica bắt nguồn từ tiếng Latin coelica có nghĩa là "thiên đường", ám chỉ việc chiếc xe có thể mang đến những cảm xúc rất thú vị và thăng hoa trên đường. Tại Nhật Bản, Celica là độc quyền cho chuỗi đại lý cửa hàng Toyota Corolla.


Những lý lịch nổi bật đã giúp dòng xe Toyota Celica được giới mê xe trên toàn thế giới chọn chơi, và trong lúc xây dựng nên bộ sưu tập xe JDM có 1 không 2 tại Việt Nam và có khi là ở thế giới, ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã săn lùng khá ráo riết dòng xe này.

Đây là chiếc xe thể thao Toyota Celica thứ 4 lộ diện xuất hiện trong garage xe của ông Đặng Lê Nguyên Vũ, xe thuộc thế hệ thứ 4, là mảnh ghép tiếp theo sau khi xe thế hệ đầu, thứ 5 và thứ 7 đã lộ diện trước đó. Như vậy, doanh nhân này đang cố gắng săn lùng cả 7 thế hệ của dòng xe Toyota Celica.

Toyota Celica mới được "Qua" Vũ cầm lái có gì đặc biệt?

Vào tháng 8 năm 1985, Toyota Celica bước sang thế hệ thứ 4 đã được thay đổi toàn diện từ ngoại hình, nội thất đến hệ truyền động. Đó là một chiếc xe hoàn toàn mới với hệ dẫn động cầu trước, thân xe tròn trịa và động cơ 4 xi-lanh, dung tích 2.0 lít mới, nghe đến đây các dân chơi xe đã cảm thấy sung sướng.

Đáng chú ý là dòng xe Toyota Celica không còn được xây dựng trên nền tảng Toyota A nữa mà thay vào đó được thiết kế lại với nền tảng Toyota T làm nền tảng cho Toyota Corona. Nền tảng Toyota A hiện chỉ dành riêng cho Toyota Supra. Kiểu dáng coupe ở Nhật Bản chỉ được sử dụng cho Corona coupe, chỉ được bán tại các đại lý Toyota Nhật Bản Toyopet Store.




Một tính năng tùy chọn chỉ có trên Corona coupe là hệ thống lái bốn bánh, không dùng chung, tuy nhiên, với Celica ở thế hệ này, động cơ tăng áp trên Celica không được lắp trên Corona coupe] không có đèn pha có thể thu vào.

Toyota giới thiệu "Celica cuối cùng", GT-Four (ST165) tại thị trường Nhật Bản vào tháng 10 năm 1986. Với dẫn động bốn bánh toàn thời gian, bao gồm khóa vi sai trung tâm điều khiển điện tử và tăng áp. Trái tim này được đánh giá tạo ra công suất tối đa ở mức 190 mã lực và mô-men xoắn cực đại 258 Nm.





Đáng chú ý ở đời này, hệ thống All-trac đã được trang bị cho xe Toyota Celica và nó ngay lập tức được coi là lá cờ đầu của dòng xe Celica, trở thành chiếc xe đua chính thức của Toyota trong suốt nhiều năm sản xuất sau đó. GT-Four, với bộ vi sai khóa trung tâm khớp nối nhớt đã được sửa đổi, bắt đầu xuất khẩu vào năm 1987 và được bán trên thị trường Bắc Mỹ với tên gọi 3S-GTE của động cơ GT-S 2.0 L sản sinh công suất 190 mã lực.

Thiết kế khung gầm ST165 khá được hoan nghênh vào thời điểm đó. Toyota đã quyết định không thực hiện bất kỳ thay đổi lớn nào về hệ thống treo cho AWD. Hệ thống treo trước bao gồm các thanh chống MacPherson với thanh chống lắc và thanh giằng tháp thanh chống, trong khi hệ thống treo sau sử dụng các thanh chống với liên kết sau và liên kết đôi bên mỗi bên cùng với thanh chống lắc.


ST165 GT-Four ra mắt World Rally tại Tour de Corse năm 1988 và đứng thứ 6. Chiến thắng đầu tiên đến ở 1988 Cyprus (không thuộc WRC) và chiến thắng WRC đầu tiên ở 1989 Rally Australia.

So với hầu hết các xe Toyota Celica mà mình đang có, chiếc mới được "Qua" Vũ lái ra đường có nội thất xuống cấp nhiều nhất, màu sắc cũng gây bất ngờ bởi doanh nhân này để xe nguyên bản màu vàng, chỉ dán thêm 1 số chi tiết đen như lưới tản nhiệt, cánh gió đuôi, viền mui xe và toàn bộ nóc xe được dán trắng, ngoài ra còn có bộ mâm đa chấu kép màu bạc.

Nội thất phối 2 màu là nho và đen, các chi tiết gần như để nguyên bản, chỉ độ thêm hộc đựng cà phê và gạt tàn xì gà, 2 bảo bối không thể tách rời trên các xe ông Đặng Lê Nguyên Vũ sở hữu. Không rõ là sau khi chiếc xe thể thao Toyota Celica thứ 4 lộ diện, ông Vũ còn sở hữu thêm xe nào của dòng này hay không, nhưng khi thị trường đã vắng bóng các siêu xe đẹp để bán, doanh nhân này chuyển qua sưu tập các dòng xe JDM.

Theo Thanh Niên Việt
Đánh giá: