menu

Ở Trung Quốc, xe điện có thể gửi thông tin cá nhân của người lái cho chính phủ

Duy Thành 18:18 - 04/12/2018

Xe điện dường như đang trở thành một công cụ giám sát mới của chính phủ Trung Quốc.

Khi Shan Junhua mua chiếc Tesla Model X màu trắng, ông ấy biết nó là chiếc xe đẹp đẽ, nhanh nhẹn. Nhưng điều ông ấy không biết rằng Tesla liên tục gửi thông tin về địa điểm chính xác của xe tới cho chính phủ Trung Quốc. Tesla không phải là công ty duy nhất. Trung Quốc đã yêu cầu cho tất cả các nhà sản xuất xe điện ở Trung Quốc thực hiện báo cáo tương tự.

Tôi đã không biết chuyện này,” ông Shan nó. “Tesla có thể có dữ liệu, nhưng tại sao họ lại truyền nó tới cho chính phủ? Bởi vì đây là về sự bảo mật riêng tư.


Ông Shan Junhua chia sẻ về chiếc Tesla Model X màu trắng của mình

Hơn 200 nhà sản xuất xe, bao gồm Tesla, Volkswagen, BMW, Daimler, Ford, General Motors, Nissan, Mitsubishi và cả NIO công ty xe điện khởi nghiệm tại Mỹ, có truyền thông tin vị trí và cả tá điểm dữ liệu khác tới các trung tâm giám sát được chống lưng bởi chính phủ Trung Quốc, dựa theo phát hiện của tổ chức The Associated Press. Đương nhiên, nó xảy ra mà không có sự nhận biết của chủ xe.

Các nhà sản xuất xe nói rằng họ chỉ đơn thuần tuân theo luật pháp địa phương, vốn chỉ áp dụng đối với xe chạy năng lượng thay thế. Các quan chức Trung Quốc nói rằng dữ liệu đó được sử dụng để phân tích nhằm cải thiện an toàn công cộng, phát triển điều kiện công nghiệp và lên kế hoạch cơ sở hạ tầng, và ngăn chặn gian lận trong những chương trình trợ cấp.

Nhưng những quốc gia khác và cũng là thị trường lớn cho xe điện như Mỹ, Nhật Bản và khắp châu Âu lại không hề có kiểu thu thập dữ liệu thời gian thực này.


Ông Ding Xiaohua, phó giám đốc Shanghai Electric Vehicle Public Data Collecting, Monitoring and Research Center

Và một số nhà phê bình nói rằng thông tin được thu thập ở Trung Quốc là vượt quá những gì cần thiết để đạt mục tiêu đã đưa ra của quốc gia này. Nó có thể được sử dụng không chỉ để hạ thấp vị trí cạnh tranh của các nhà sản xuất xe nước ngoài, mà còn dành cho giám sát, đặc biệt là ở Trung Quốc, nơi có ít sự bảo vệ lên riêng tư cá nhân.

Đồng thời, các nhà phê bình còn lo lắng về tiền lệ những quy tắc chia sẻ dữ liệu từ xe kết nối thế hệ tiếp theo, thứ có thể sớm truyền đi những thông tin mang tính cá nhân hơn nữa.

Chúng tôi có thể cung cấp rất nhiều dữ liệu từ khách hàng tới chính phủ để giúp họ cải thiện chính sách và kế hoạch,” ông Ding Xiaohua, phó giám đốc của Shanghai Electric Vehicle Public Data Collecting, Monitoring and Research Center, một tổ chức phi lợi nhuận được cấp vốn bởi chính phủ Trung Quốc, nói. Nơi đây đang thu thập dữ liệu từ hơn 222.000 phương tiện ở Thượng Hải, đa phần là xe du lịch.


Một màn hình lớn hiển thị thông tin thời gian thực của các xe điện tại Shanghai Electric Vehicle Public Data Collecting, Monitoring and Research Center

Dựa theo quy định thông số kỹ thuật quốc gia phát hành trong năm 2016, xe điện ở Trung Quốc truyền dữ liệu từ các cảm biến của xe về cho nhà sản xuất. Từ đó, các nhà sản xuất gửi ít nhất 61 điểm dữ liệu, bao gồm địa điểm và các chi tiết về tính năng pin và động cơ tới những trung tâm địa phương như nơi ông Ding làm việc ở Thượng Hải.

Dữ liệu cũng được truyền tới một trung tâm giám sát đối với các xe năng lượng mới được vận hành bởi Viện Công nghệ Bắc Kinh, nơi lấy thông tin từ hơn 1,1 triệu phương tiện khắp cả nước Trung Quốc, dựa theo National Big Data Alliance of New Energy Vehicles của Trung Quốc.

Con số trên sắp sửa trở nên lớn hơn nhiều. Mặc dù doanh số xe điện chỉ chiếm 2,6% tổng số trong năm ngoái, chính phủ Trung Quốc đã nói là muốn xe chạy năng lượng mới chiếm 20% tổng doanh số vào năm 2025. Bắt đầu từ năm tới, tất cả các nhà sản xuất xe ở Trung Quốc đều phải đạt số lượng sản xuất xe chạy năng lượng mới tối thiểu, một phần trong nỗ lực giảm bớt sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng nước ngoài và đặt mình vào vị trí tiền tuyến của một ngành công nghiệp toàn cầu đang tăng trưởng của Trung Quốc.


Không chỉ có Tesla, hàng trăm nhà sản xuất xe điện khác ở Trung Quốc cũng phải gửi thông tin tương tự tới các trung tâm giám sát của Trung Quốc

Ông Ding khẳng định rằng chương trình giám sát xe điện không được thiết kế để tạo điều kiện nhà nước giám sát, mặc dù ông ấy có nói là dữ liệu có thể được chia sẻ với các cơ quan an ninh công cộng của chính phủ, nếu một yêu cầu chính thức được đưa ra. Trung tâm của ông Ding cũng không chia sẻ thông tin với cảnh sát, công tố viên hoặc tòa án, mà đã sử dụng dữ liệu để hỗ trợ chính phủ điều tra cháy xe.

Có một tường lửa bảo vật được xây dựng vào hệ thống. Trung tâm giám sát có số VIN độc nhất của từng chiếc xe, nhưng để kết nối con số đó với chi tiết cá nhân của chủ xe, nó phải đi qua nhà sản xuất xe. Lực lượng hành pháp Trung Quốc cũng có thể độc lập kết nối số VIN với thông tin cá nhân của chủ xe.

Nói thẳng, chính phủ không cần giám sát thông qua một nền tảng như của chúng tôi,” ông Ding nói. Ông ấy tin tưởng rằng lực lượng an ninh “phải có phương pháp cả riêng họ để giám sát đối tượng khả nghi.

Mặc dù một số nhà sản xuất xe nước ngoài ban đầu đã từ chối chia sẻ thông tin, nhưng rồi nhiều bên đã chấp nhận yêu cầu đó làm “cái giá kinh doanh” ở Trung Quốc, một trong những thị trường phát triển nhanh nhất và lớn nhất đối với xe chạy năng lượng mới trên thế giới.

Các nhà sản xuất coi dữ liệu là một tài nguyên quý giá,” một cố vấn chính phủ Trung Quốc nói với The Associated Press. “Họ đã đưa ra hàng tá lý do tại sao họ không thể đưa ra dữ liệu. Rồi chúng tôi đưa ra các khoản trợ cấp. Rồi họ muốn đưa chúng tôi dữ liệu đó bởi nó là một phần lợi nhuận của họ.

Duy Thành
Đánh giá: