Đây là lí do tại sao máy bay có động cơ đặt ở cánh hoặc ở phía đuôi
Duy Thành 23:51 - 21/06/2018
Cách thức đặt động cơ trên một mẫu xe ô tô có thể là một câu chuyện dài với đủ những ưu điểm, khuyết điểm khác nhau, và thường là một câu chuyện gây nên nhiều tranh luận giữa bộ phận người mê xe. Thế nhưng tạm thời ta sẽ tạm gác vấn đề này sang một bên, và đến với câu chuyện về vị trí đặt động cơ máy bay.
Không khác biệt là bao, động cơ máy bay cũng có một vài cách đặt vị trí khác nhau, nhưng phổ biến nhất là hai kiểu đặt ở cánh hoặc ở phía sau. Ưu và khuyết điểm của mỗi cách đặt có gì khác biệt, tại sạo lại đặt như thế, và cách đặt nào hay hơn là những vấn đề cũng có thể gây nên một cuộc đối khẩu kịch liệt giữa hai người bạn chí cốt với nhau.
Hai cách thức đặt động cơ máy bay phổ biến nhất ngày nay
Trong khi tìm hiểu vấn đề kỹ này có thể rất mất thời gian, dài dòng và phức tạp, ta có thể nắm được sự khác biệt cơ bản và ngắn giữa hai kiểu đặt động cơ máy bay phổ biến nhất ngày nay như sau:
Đặt ở cánh
Động cơ đặt ở cánh
Ưu điểm: Dễ dàng tiếp cận động cơ để bảo trì hơn, có thể lắp đặt thêm nhiều và/hoặc động cơ lớn hơn, ít cần cấu trúc gia cố, đường nạp nhiên liệu ngắn hơn, an toàn hơn trong trường hợp cháy động cơ.
Khuyết điểm: Mức độ tiếng ồn cao, dễ bị hư hại bởi mảnh vụn/vật thể lạ/đất đá, cần cánh duôi lái lớn hơn (trong trường hợp một động cơ ngừng hoạt động).
Đặt ở phía sau
Động cơ đặt ở phía sau
Ưu điểm: Vận hành yên tĩnh hơn, ít khả năng bị mảnh vụn/vật thể lạ gây hư hại, thích hợp hơn với nhiều kiểu đường băng/bãi đáp hơn, có thể cho động cơ đẩy lùi máy bay trên mặt đất.
Khuyết điểm: Khó tiếp cận để bảo dưỡng, yêu cầu nhiều cấu trúc hỗ trợ hơn và đường dẫn nhiên liệu dài hơn, nhiều nguy hiểm hơn trong trường hợp bốc cháy.
>>> 17 mẫu xe sử dụng động cơ hút khí truyền thống "trâu bò" nhất thời nay